13/10/2021 16:23 GMT+7

Nga phát hiện thuốc làm dịu "cơn bão cytokine"

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Thuốc làm dịu "cơn bão cytokine", một phát hiện cứu mạng do các nhà khoa học Nga tìm ra, có thể là chìa khóa giúp ngăn chặn "cuộc tấn công tự sát" của cơ thể bệnh nhân bị COVID-19 nặng.

Nga phát hiện thuốc làm dịu cơn bão cytokine - Ảnh 1.

Bệnh nhân COVID-19 tại Nga được điều trị - Ảnh: SPUTNIK

Một nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm ra loại thuốc có khả năng thay đổi đáng kể việc điều trị COVID-19, khi giúp làm dịu phản ứng quá mức của "cơn bão cytokine" ở bệnh nhân nhưng cũng không phá hủy phản ứng miễn dịch của họ.

Loại thuốc này có tên là Leitragin, được Trung tâm Nghiên cứu công nghệ y sinh thuộc Cơ quan Y tế và sinh học Liên bang Nga (FMBA) phát triển. Hiện thuốc Leitragin đang được thử nghiệm lâm sàng tại Nga.

Trước đây, các chất cơ bản của thuốc Leitragin đã được các bác sĩ Liên Xô và sau này là Nga sử dụng trong y học để điều trị các bệnh viêm loét. 

Tuy nhiên, Trung tâm FMBA đã phát hiện cách sử dụng thuốc này để điều trị những ca viêm phổi nặng ở bệnh nhân COVID-19.

Sau khi bị virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, chính phản ứng "thái quá" của hệ miễn dịch khiến một số bệnh nhân bị suy nội tạng và tử vong. Phản ứng này của hệ miễn dịch gọi là "cơn bão cytokine".

Cố gắng ngăn chặn phản ứng miễn dịch thái quá này, trong khi vẫn duy trì khả năng chống lại virus của cơ thể là điều mà các nhà khoa học và giới y tế tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt trên toàn thế giới đã cố gắng giải quyết trong đại dịch COVID-19. 

Vào tháng 6, thuốc Leitragin đã được cơ quan y tế Nga công bố như một phần của quy trình cấp cứu. Vào thời điểm đó, FMBA nói thuốc đã được thử nghiệm trên khoảng 300 tình nguyện viên. 

Kết quả thử nghiệm rất khả quan vì không có ai dùng Leitragin phải vào phòng chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong. Họ cũng có xu hướng hồi phục sớm, giáo sư Vladislav Karkischenko, người đứng đầu Trung tâm FMBA, cho biết.

Dù vậy các nhà khoa học vẫn phải chứng minh hiệu quả của thuốc Leitragin trong các nghiên cứu lâm sàng. 

Trung tâm đang chuẩn bị ra mắt một ấn phẩm quy mô lớn có liên quan đến kết quả thử nghiệm lâm sàng và thông tin thêm về loại thuốc này.

Trong khi đó, các bệnh viện của Nga được phép dùng thuốc Leitragin điều trị cho bệnh nhân bằng giấy phép sử dụng có giới hạn.

'Bão giáp' chồng 'bão cytokine' không quật ngã sản phụ mắc COVID-19

TTO - Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thiên Bình, Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương TP.HCM, về sản phụ mang thai tuần 22 nhiễm COVID-19. Sản phụ hồi sinh ngoạn mục dù trước đó bị viêm phổi nặng.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar