25/10/2022 23:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nga đưa cáo buộc 'bom bẩn' ra Liên Hiệp Quốc

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) thảo luận kín ngày 25-10 về cáo buộc của Nga rằng Ukraine tính sử dụng "bom bẩn" và đổ thừa cho Matxcơva. Kiev nói các thanh tra LHQ sẽ có mặt để điều tra cáo buộc này.

Nga đưa cáo buộc bom bẩn ra Liên Hiệp Quốc - Ảnh 1.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters cho biết Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia đã gửi thư đến Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres về cáo buộc "bom bẩn". Theo các nhà ngoại giao, Nga sẽ đưa vấn đề này ra tại cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an vào ngày 25-10, giờ Mỹ.

"Chúng tôi sẽ coi việc Kiev sử dụng bom bẩn là hành động khủng bố hạt nhân", ông Nebenzia viết trong bức thư mà Reuters được xem qua.

Cáo buộc được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đưa ra hôm 23-10, rằng Kiev tính sử dụng bom có chứa chất phóng xạ hoặc các chất hóa học, sinh học nguy hiểm.

Ngày 25-10, Điện Kremlin nhắc lại cáo buộc và cho rằng thái độ của phương Tây trước cảnh báo của Nga là "không thể chấp nhận được".

Trước đó, Mỹ và phương Tây đã bác bỏ các cáo buộc này. "Thế giới sẽ thấy rõ bất cứ nỗ lực nào nhằm sử dụng cáo buộc này như một cái cớ để leo thang", Mỹ, Pháp và Anh cho biết trong tuyên bố chung ngày 23-10.

Hãng tin Tass dẫn lời ông Renat Karchaa - cố vấn cho tổng giám đốc Cơ quan điều hành năng lượng hạt nhân của Nga Rosenergoatom - cho rằng Kiev có đủ khả năng về công nghệ và khoa học để chế tạo "bom bẩn" bởi nó không phải loại bom phức tạp đòi hỏi công nghệ đặc biệt.

Phía Ukraine ngày 25-10 khẳng định không có kế hoạch phát triển loại bom này và cáo buộc đây là kế hoạch "cờ giả" của Matxcơva. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng các giám sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đến kiểm tra hai địa điểm là Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraine tại Kiev và Nhà máy khai thác và chế biến quốc gia thuộc vùng Dnepropetrovsk.

"Bom bẩn" không gây ra nổ hạt nhân và do đó không hủy diệt trên diện rộng giống như vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, mục đích chính của chúng là gây ô nhiễm xạ trên các khu vực trải rộng hàng chục, thậm chí hàng trăm km, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân xung quanh hoặc quân đội, theo Hãng tin Sputnik.

Cuộc chiến Ukraine và nguy cơ hạt nhân

TTO - Ông Joe Biden đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ những năm 1980 phải thực sự suy tính về nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân, sau khi chiến sự tại Ukraine leo thang lên những nấc chưa từng thấy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trước 'bão' thuế quan từ Mỹ

Số liệu chính thức cho thấy sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến vào tháng 4, bất chấp thương chiến với Mỹ.

Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trước 'bão' thuế quan từ Mỹ

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Báo cáo của Oxford Economics chỉ ra rằng nhiều loại thuế mà Canada tạm ngưng đã khiến thuế trả đũa với Mỹ 'gần như bằng 0'.

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Ít nhất 2 người thiệt mạng và 1 người mất tích ở Fremont, Ohio trong vụ tàu hỏa tông nhiều người đi bộ vào sáng 19-5 (giờ Việt Nam).

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh vai trò phục vụ và tinh thần khiêm tốn trong buổi lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh Anh - EU diễn ra hôm nay được xem là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa Anh và 27 quốc gia thành viên EU.

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar