30/07/2023 09:58 GMT+7

Nga chạy đua ảnh hưởng ở châu Phi

Thượng đỉnh Nga - châu Phi tại thành phố St. Petersburg từ ngày 27 đến 28-7, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược vận động sự ủng hộ của Nga từ các nhóm quốc gia đang phát triển ở châu Phi.

Tổng thống Nga Putin và lãnh đạo các quốc gia dự Thượng đỉnh Nga - châu Phi 2023 hôm 28-7 - Ảnh chụp màn hình AFP

Tổng thống Nga Putin và lãnh đạo các quốc gia dự Thượng đỉnh Nga - châu Phi 2023 hôm 28-7 - Ảnh chụp màn hình AFP

Nga chạy đua ảnh hưởng ở châu Phi - Ảnh 1.

Nhóm quốc gia đang phát triển ở châu Phi còn gọi là nhóm các quốc gia ở Nam bán cầu. Thượng đỉnh ở St. Petersburg đã mang đến nhiều kết quả giúp phát huy tối đa các lợi thế vượt trội của Nga ở châu Phi mà các đối thủ khác khó có thể đạt được.

Thông qua hội nghị thượng đỉnh lần này, Nga đã hướng đến ba mục tiêu chiến thuật. Thứ nhất, hội nghị thượng đỉnh giúp Nga muốn khẳng định không chủ trương gây thiệt hại đến an ninh lương thực ở châu Phi.

Quyết định rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen của chính quyền Tổng thống Putin từ ngày 17-7 đã khiến nguồn cung ngũ cốc của Ukraine bằng đường biển bị phong tỏa.

Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến 45 quốc gia nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, mà còn tạo ra nhiều cáo buộc cho rằng Nga muốn kích hoạt khủng hoảng nguồn cung lương thực toàn cầu.

Do đó, thông qua thượng đỉnh lần này, ông Putin đã khẳng định Nga sẽ đảm bảo tiếp tục trách nhiệm cung cấp lương thực theo cả hai hình thức hợp đồng và viện trợ miễn phí như đã thực hiện với gần 10 triệu tấn ngũ cốc chuyển đến châu Phi trong sáu tháng đầu năm nay.

Thứ hai, cuộc gặp để Nga bày tỏ sự thấu hiểu với các khó khăn của châu Phi. Không chỉ dừng lại ở việc tăng nguồn cung lương thực cho châu Phi gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2022, phía Nga còn thông báo mong muốn hỗ trợ châu Phi về y tế, giáo dục, công nghệ và năng lượng.

Phía Nga cũng tuyên bố đã xóa nợ 23 tỉ USD (hơn 90% vấn đề nợ của châu Phi) và sẽ phân bổ thêm 90 triệu USD cho các mục tiêu phát triển theo yêu cầu của các nước châu Phi. Ngoài ra, các tập đoàn năng lượng Nga sẽ tham gia xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở châu Phi dẫn đầu là dự án ở Ai Cập.

Thứ ba, điều hướng các nước châu Phi tham gia quỹ đạo "phi đô la hóa" của Nga.

Dựa trên nền tảng hai mục tiêu ban đầu nhằm giảm khả năng hiểu lầm và tranh thủ thiện cảm từ giới lãnh đạo châu Phi, ông Putin đã từng bước vận động các nước châu Phi tham gia hệ thống chuyển đổi các giao dịch thương mại giữa Nga - châu Phi sang các loại tiền tệ bản địa, bao gồm cả đồng rúp của Nga.

Đây được Nga xem là một động thái nền tảng quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh khối BRICS vào tháng 8 sắp tới, với hơn 69 quốc gia khách mời bao gồm đa số các nước châu Phi, mặc dù ông Putin không đến đó mà để Ngoại trưởng Lavrov đi thay.

Mặc dù không có thế mạnh về đầu tư (khi chỉ chiếm 1% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Phi), chính quyền Tổng thống Putin đã đẩy mạnh các hỗ trợ toàn diện cho châu Phi.

Thêm vào đó, sự thay đổi lập trường từ bác bỏ sang "rất coi trọng" sáng kiến hòa bình của các lãnh đạo châu Phi đối với chiến sự Ukraine đã giúp Matxcơva giành lại được thiện cảm lớn ở châu lục này.

Điều này không chỉ giúp Nga có nhiều cơ hội tiếp cận hơn vào các lĩnh vực tiềm năng cùng nhiều khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng ở châu Phi, giữa lúc Nga đang bị Mỹ và châu Âu cô lập hiện nay.

Wagner muốn tăng quân tới châu Phi

Trả lời truyền thông Cameron, ông trùm tập đoàn lính đánh thuê Wagner Yevgeny Prigozhin nhấn mạnh sẵn sàng đưa thêm lính tới châu Phi khi cần.

"Chúng tôi không giảm bớt sự hiện diện của mình, thậm chí chúng tôi còn sẵn sàng tăng cường lực lượng dự phòng", ông Prigozhin nói về hoạt động của Wagner tại châu Phi khi trả lời phỏng vấn báo Afrique Media của Cameroon đầu tuần này và được Hãng tin Reuters dẫn lại vào ngày 28-7.

74 nghĩa vụ giữa Nga và châu Phi

Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi đã bế mạc ngày 28-7 ở St Petersburg với tuyên bố cuối cùng, trong đó nêu ra 74 nghĩa vụ của các bên, theo truyền thông Nga.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Ngày 13-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký kết thỏa thuận quốc phòng khổng lồ mà Nhà Trắng gọi là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử, trị giá gần 142 tỉ USD.

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Hôm 13-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng những ai áp dụng các lệnh trừng phạt chống lại Nga là kẻ ngốc, vì những biện pháp này sẽ gây tổn hại cho chính họ hơn là cho Matxcơva.

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Phát biểu ngày 13-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông tin rằng ông Putin không muốn có bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến sự đã bước sang năm thứ ba giữa hai nước.

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định kiểm soát ma túy tại Mỹ là trách nhiệm của riêng Washington, nhấn mạnh việc đánh thuế Trung Quốc vì vấn đề này là bất hợp lý.

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar