Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt
là APEC) thành lập tháng 11-1989 tại thủ đô Canberra của Úc, với 12 thành viên (Úc, Brunei,
Canada, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan
và Mỹ); năm 1991 thêm 3 thành viên (Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong); năm 1993 thêm 2 thành
viên (Mexico, Papua New Guinea); năm 1994 thêm Chile; 1998 thêm 3 thành viên (Peru, Nga và
Việt Nam).
Ý tưởng về APEC lần đầu tiên đề cập công khai trong diễn văn của Thủ tướng Úc Bob Hawke tại
Seoul (Hàn Quốc) vào ngày 31-1-1989.
Người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC gặp nhau mỗi năm một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là "Hội
nghị Lãnh đạo APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. APEC nổi
tiếng với truyền thống yêu cầu các nhà lãnh đạo xuất hiện trước công chúng trong quốc phục
của nước chủ nhà. Đại diện 39% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu.
Đại diện 39% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu.
Các thành viên APEC tham gia Diễn đàn với tư cách các nền kinh tế chứ không phải các quốc
gia có chủ quyền.
Cơ chế hoạt động: gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng (HNBT) Ngoại giao - Kinh tế,
các HNBT chuyên ngành và Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM).