07/12/2016 08:48 GMT+7

Nếu ta lười biếng, ta có thiên hướng sống ảo

H.HG.
H.HG.

TTO - Một buổi sáng thứ hai. Sau nghi lễ chào cờ đầu tuần, sân Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM không xôn xao, ồn ào như mọi khi. Các học sinh ngồi lặng yên nghe chuyên đề về “Sống thật” do thầy hiệu trưởng trực tiếp trình bày.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), trao đổi với học sinh - Ảnh: H.HG.

“Thầy thấy nhiều em dành thời gian lên mạng, lên Facebook nhiều quá. Mạng xã hội có nhiều điều hay nhưng chỉ hay khi ta tận dụng được lợi thế của nó. Còn không, đó sẽ là con dao hai lưỡi.

Khi ta dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội thì thời gian để học hành, giao tiếp với người thân, bạn bè ngoài đời thực sẽ giảm đi. Thầy biết có nhiều gia đình được xem là hạnh phúc nhưng sau một ngày làm việc, học hành thì khi về nhà vào buổi tối là cảnh bố cầm điện thoại lướt web; mẹ cũng cầm điện thoại lướt Facebook hoặc xem phim Hàn Quốc, con cái - đứa thì chơi game, đứa học bài, không ai nói chuyện với ai và cũng không ai muốn chia sẻ chuyện gì với người thân của mình”.

Rồi thầy nói: “Sự lan truyền của mạng xã hội quá nhanh, nhanh với tốc độ chóng mặt khiến cuộc sống chúng ta trở lên vội vã, gấp gáp. Có nhà nghiên cứu đã nói: khi con người càng làm bạn với mạng xã hội nhiều hơn thì càng cô đơn và vô cảm hơn”.

Chuyên đề xoay quanh vấn đề sống thật và sống ảo dài gần một tiếng nhưng hơn 1.000 học sinh khối 10, 11, 12 vẫn ngồi im phăng phắc lắng nghe.

Ngay chính nhiều thầy cô giáo bộ môn cũng ngạc nhiên: “Ngày thường các em đâu có thể ngồi yên lâu dữ vậy, chắc thầy hiệu trưởng nói trúng vấn đề các em quan tâm”.

Mà thế thật, nhóm học sinh Minh Nguyệt, Thanh Phương, Tâm Như, lớp 11B4, lần lượt nhận xét: “Tụi mình nghe từ đầu đến cuối vì thầy hiệu trưởng nói đúng quá. Chuyện ở ngay trước mắt nhưng nếu thầy không nói ra mình cũng không thể phân biệt đúng - sai khi tham gia mạng xã hội”.

Rồi nhiều bạn khác nói: “Sau buổi nói chuyện này, mình sẽ tỉnh táo hơn khi sử dụng Facebook, bớt sống ảo”, “Mình sẽ sử dụng mạng xã hội có mục đích, xem đó là phương tiện để trao đổi, học hành chứ không phải câu like”.

Như Thiên, học sinh lớp 11B1, thì rút ra bài học: “Mình sẽ dành thời gian để giao tiếp với những người thân trong gia đình nhiều hơn. Bạn bè cũng vậy nhưng mình sẽ chọn bạn để tâm sự chứ không phải ai cũng có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn được”.

Sau khi chuyên đề kết thúc, một học sinh khối 12 đúc kết: “Thầy bảo rằng tụi mình hạnh phúc hơn rất nhiều người khác khi không phải trải qua chiến tranh, tụi mình có cơm ăn, áo mặc, cuộc sống bình yên.

Tuổi của tụi mình là tuổi học hành, tích lũy kiến thức. Nếu ta lười biếng, ta có thiên hướng sống ảo, học giả dối, vay mượn kiến thức của người khác thì hạnh phúc không thể trọn vẹn”.

Thầy Phú nói: “Nhà trường chúng tôi đang thực hiện đổi mới tiết chào cờ đầu tuần, không thống kê, tổng kết tình hình học tập, kỷ luật của các lớp nữa. Thay vào đó là những câu chuyện kể, những chuyên đề nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh".

H.HG.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar