04/12/2016 09:13 GMT+7

Cô giáo tật nguyền dạy học sinh thiểu năng

NGUYỄN HƯỜNG
NGUYỄN HƯỜNG

TTO - Bao năm nay đã tồn tại một lớp học tình thương rất đặc biệt dưới chân thành Cổ Loa (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội): một cô giáo chỉ cao có 1,4m và nặng hơn 30kg, còn những học trò của cô đều mắc bệnh thiểu năng hoặc tật nguyền.

Lớp học tình thương đặc biệt của cô giáo Giang


Sinh năm 1981, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội, cô giáo Nguyễn Thị Giang tiếp tục đi học lớp nghiệp vụ giáo dục đặc biệt ngắn hạn để trở về giảng dạy trên quê hương mình theo đúng tâm nguyện từ bé.

Vượt lên nghịch cảnh

Bản thân Giang bị dị tật ở chân từ khi mới được 9 tháng tuổi. Sau trận sốt năm đó, một chân Giang bị liệt. Bố mẹ thương con gái bé bỏng nên đi tứ phương tìm thầy, tìm thuốc, nhưng rồi y học cũng đành bó tay.

Suốt thời học phổ thông, Giang phải vật lộn với những cơn đau đớn thể xác. Lên cấp III trường xa nhà, mọi người khuyên Giang nghỉ học nhưng cô đã không đầu hàng số phận.

Giang quyết tâm tập xe đạp để đến lớp học cho bằng bạn bằng bè. Người dân xóm Chùa, Cổ Loa đã bao lần chứng kiến cô bé ngã xe, chảy cả máu chân. Nhưng cứ mỗi lần ngã Giang lại đứng dậy và đi tiếp. Để rồi vòng bánh xe đầy nghị lực đó tiếp tục đưa cô vào giảng đường trường sư phạm.

Có lẽ những tháng ngày gian khổ thời đi học cộng với nỗi đau bản thân càng làm cô giáo Giang hôm nay dễ đồng cảm và chia sẻ với những đứa trẻ thiểu năng, dị tật trong lớp tình thương của mình.

Trước đây Giang dạy ở Trường tiểu học Cổ Loa, khi lớp học tình thương này thành lập, cô không ngại ngần khi nhận lời về đây đứng lớp.

Vừa dạy vừa dỗ dành

Thấy bóng người lạ, mấy cô cậu học trò trong lớp nhốn nháo thò đầu vẫy tay ra cửa. Chúng hồn nhiên reo lên: “Cô giáo ơi! Ngoài cửa sổ có ai tìm cô đấy ạ!” rồi chúng chỉ trỏ về phía chúng tôi. Bọn trẻ đã làm tôi ngạc nhiên vì sự mạnh miệng của chúng. Ngay tức khắc có tiếng cô giáo vọng lên: “Thôi nào các con! Tập trung vào bài viết đi!”.

Ngày ngày cô giáo Giang vẫn đạp xe đến trường làng, bước lên bục giảng bằng chính đôi chân tật nguyền của mình để dạy dỗ, chắp cánh cho ước mơ của lũ trẻ. Nói về việc dạy học của mình, Giang cho biết:

“Làm giáo viên ở lớp học đặc biệt này thì việc dạy phải đi đôi với việc dỗ dành, vừa làm cô mà phải vừa làm mẹ”.

Lớp học có 16 em thì trong đó phần lớn đều bị thiểu năng. Có những em đã 13, 14 tuổi rồi mà vẫn hồn nhiên như đứa bé 4, 5 tuổi.

Có em mất 4-5 năm vẫn không học hết được kiến thức của lớp 1. Không thể để những đứa trẻ thiếu may mắn này bị chôn vùi trong mù chữ tối tăm, Giang đã quyết tâm giúp các em vượt qua nỗi đau thân thể để từng bước học chữ, làm người.

Cô tìm đọc tài liệu, tự mày mò tìm ra phương pháp dạy cho phù hợp với đối tượng thiểu năng, tàn tật. Bài tập của những chương trình thông thường được cô chia nhỏ, dạy chậm và lặp đi lặp lại nhiều lần, xen kẽ vào bài học là những trò chơi, bài hát giúp các em tiếp nhận, lĩnh hội được dễ dàng hơn.

Tặng hoa mà chẳng biết nói gì

Cô giáo Giang cho biết: “Lớp mình dạy có rất nhiều cái đặc biệt, nhưng có một điều không giống ở đâu là cô giáo được học sinh tặng hoa bất cứ ngày nào, chẳng cứ gì ngày 8-3, 20-10 hay 20-11 đâu.

Dù có thể đó chỉ là những bông hoa dại như hoa cải, hoa cúc, hoa phượng, hoa nhài do học sinh hái bên đường, nhưng mỗi khi được bọn trẻ tặng mình lại thấy rất vui. Chúng hồn nhiên, ngây thơ lắm, tặng hoa cho cô giáo mà chẳng biết nói gì. Mỗi lần thế, mình lại dạy cho bọn trẻ cách nói lời tặng”.

Không chỉ rất hay tặng hoa cô giáo bất ngờ, mà bọn trẻ còn rất hồn nhiên hát dưới lớp cho cô nghe. Chúng tôi vừa nhìn vừa nói chuyện với cô Giang ngoài hành lang thì trong lớp đã vang lên dàn đồng ca dù chẳng ai bảo.

Tuy các em chỉ “hát” thành những thanh âm méo mó, tắc nghẹn, nhưng tiếng hát đó biểu hiện một cố gắng phi thường.

Gắn bó với bọn trẻ lâu rồi nên cô Giang cho biết ngày càng quý bọn trẻ hơn. Mỗi lần được học sinh tặng hoa, đối với cô Giang đó chính là những kỷ niệm khó quên trong đời giáo viên của mình.

NGUYỄN HƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lội ngược dòng, áp lực cũng là động lực

Vẻ ngoài cá tính, "ngầu", anh chàng sinh năm 1988 Lâm Nguyên Bảo học giỏi có tiếng, công việc hiện tại khá vững, đặc biệt luôn thích chọn cho mình hướng đi chông gai.

Lội ngược dòng, áp lực cũng là động lực

Doanh nhân Việt không xin chính sách, mà tham gia xây dựng chính sách

Không xin cơ chế, chính sách để hoạt động mà chủ động xây dựng, đóng góp cho chính sách phát triển kinh tế tư nhân là tinh thần của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025.

Doanh nhân Việt không xin chính sách, mà tham gia xây dựng chính sách

Đề xuất làm mới mô hình tổ chức Đoàn

Tại hội thảo khoa học "Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng" do Trung ương Đoàn tổ chức, đổi mới mô hình tổ chức Đoàn là một trong những đề xuất để tạo môi trường phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị xã hội của thanh niên.

Đề xuất làm mới mô hình tổ chức Đoàn

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Trong mắt nhiều người, một nhân sự giỏi nghỉ việc khi mọi điều kiện dường như đều ổn là chuyện khó hiểu.

Vì sao nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng?

Sinh viên quốc tế hưởng ứng Thử thách sống xanh cùng Việt Nam Xanh

Thanh niên TP.HCM cùng 100 sinh viên quốc tế cùng nhau in vân tay thể hiện cam kết bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng đô thị xanh.

Sinh viên quốc tế hưởng ứng Thử thách sống xanh cùng Việt Nam Xanh

Biểu tượng khát vọng dấn thân, cống hiến

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM nói hoạt động tình nguyện là biểu tượng sinh động của khát vọng dấn thân.

Biểu tượng khát vọng dấn thân, cống hiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar