25/08/2016 07:54 GMT+7

Nếu sống tốt bằng lương, chúng tôi dạy thêm để làm gì?

Thục Anh (TP.HCM)
Thục Anh (TP.HCM)

TTO - Hồi mới tốt nghiệp trường sư phạm và đi dạy, tôi vẫn tự giằng xé “dạy thêm hay không dạy thêm?” khi đồng lương không đủ sống. Lúc ấy, tôi cho rằng khi mình không dạy thêm, phụ huynh và học sinh sẽ nhìn mình với con mắt kính trọng.

Từng làm hơn 20 nghề tay trái 

Và bản thân tôi đã từng làm hơn 20 nghề tay trái như: giữ xe, bán bánh mì, bán cơm tấm, bán bảo hiểm,… để trụ được trên bục giảng. Có những giai đoạn tôi làm 3 việc một lúc để sinh sống. Tôi biết nhiều thầy cô giáo cũng như tôi, chấp nhận làm thêm những công việc cực nhọc như đạp xích lô, chạy xe ôm, bán buôn đủ thứ…

Chúng tôi đã làm đủ thứ nghề để sau những giờ phút cực nhọc ấy chúng tôi vẫn được sang sảng rao giảng về tri thức và đạo đức. 

Khi làm nghề tay trái, tôi phải giấu nhẹm việc mình là cô giáo. Trải qua nhiều nghề, cứ mỗi lần phải trân mình ra, biến mình thành một người khác - không phải cương vị một cô giáo - tôi cảm thấy đau đớn như tim bị bóp nghẹt. Nhiều lúc đi đường gặp trời mưa, tôi lại để cho nước mắt chảy ra cho bớt cơ cực vì tôi không muốn về nhà khóc trước mặt con mình.

Câu chuyện lương không đủ sống và giáo viên phải làm nghề tay trái đã quá nhàm chán đến độ người trong cuộc như chúng tôi không còn dám than thở nữa. Bởi có than cũng chẳng có tác dụng gì.

Vì thế, xin đừng lên án chúng tôi là tại sao không phát triển được chuyên môn. Tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra rằng khi anh bị đói thì anh sẽ phải lo tìm cái ăn trước đã. Thầy cô giáo chúng tôi cũng không nằm ngoài quy luật cho dù chúng tôi có tự trọng đến đâu.

Rồi cũng phải dạy thêm 

Sau nhiều năm kiên quyết không dạy thêm, tôi thấy một số học sinh gặp khó khăn trong học tập do cha mẹ các em không thể dạy con của mình. Thế là tôi mở 1 lớp dạy thêm 2 tiếng/ tuần.

Nhưng có một điều rất khổ: động tác nhắc học sinh đóng tiền tôi cảm thấy thật ê chề và ngại ngùng. Thầy cô giáo mà phải đụng đến tiền bạc thật lòng chẳng ai muốn cả.

"Dạy thêm có cái giá của nó! Chúng tôi bị mất hạnh phúc bởi vợ chồng con cái chỉ gặp nhau có 1 tiếng mỗi ngày.

Tôi không còn hơi sức để dạy con. Tôi không có khái niệm cuối tuần bởi thứ bảy chủ nhật cũng dạy và dạy.

Trò khổ! Thầy khổ! Bởi trò không học sẽ thi cử không tốt do về nhà không tự học được. Thầy khổ bởi không tăng cường dạy thì đói .

Chưa kể tình trạng trò kém thì thầy cũng bị phê bình, hạ bậc thi đua, mất uy tín,...”

Thế nên, trong lớp của tôi em nào có tiền thì đóng, không có tiền tôi cho miễn. Tôi cũng không công bố tên các em thuộc diện miễn giảm để các em tự tin và bình đẳng vào lớp học như các bạn.

Nhưng có trường hợp cha mẹ cho con tiền đóng học phí nhưng học sinh không đóng cho cô mà  lấy xài việc riêng. Do đó, bỗng dưng tôi lại thành tác nhân cho việc lừa thầy dối cha. “Tiến thoái lưỡng nan” nhưng tôi vẫn không thể mở miệng đòi tiền học sinh được.

Nhưng cũng chính nhờ dạy thêm nên tôi được trau dồi chuyên môn nhiều hơn. Và tôi bắt đầu có nhiều học sinh giỏi cấp quận và cấp thành phố. Từ đó có thể nói  rằng: việc dạy thêm cũng có mặt tích cực nhất định mà chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận (thay vì làm nghề tay trái thì thời giờ đâu để trau giồi chuyên môn?).

"Kịch bản" công phu 

Nhưng như thế chưa phải đã hạnh phúc, cứ sau 5g chiều là lòng tôi nặng trĩu bởi vẫn chưa được về nhà lo cơm nước, quây quần với gia đình như những phụ nữ công chức khác.

Thay vào đó, tôi phải vào lớp dạy tiếp, phải làm cho những đứa trẻ tội nghiệp đang mệt mỏi dưới lớp hoàn thành bài tập. Phải làm sao để các em học với tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất, để phụ huynh hài lòng và đồn với nhau: “cô đó dạy hay lắm, con tôi toàn 9, 10 điểm và về nhà khỏi học gì nữa cả”.

Dạy thêm là cực nhục! Chẳng thầy cô nào thích dạy thêm. Tôi tin chắc điều đó. Mặc dù trên thực tế, để mở lớp dạy thêm có thầy cô giáo phải tạo ra nhu cầu.

Có người chỉ nói đơn giản nhưng cũng có người chuẩn bị “ kịch bản” rất công phu như cho kiểm tra chất lượng đầu năm với đề rất khó. Học sinh bị điểm thấp sẽ cuống cuồng xin đi học thêm. Thậm chí đang học với giáo viên khác cũng bỏ vì học thầy cô ở trường mới đúng tủ, điểm cao mà không vất vả;…

Tôi kể ra những điều trên để mạnh dạn nêu lên mong muốn của mình: các cấp quản lý hãy làm nhiều đợt khảo sát khác nhau về dạy thêm - học thêm. 

Khi có căn cứ xác thực mới hình thành quy trình thực hiện, làm sao để hợp lòng dân nhưng vẫn thỏa được cả tình lẫn lý. 

Cá nhân tôi thấy vấn đề này cần đi từ gốc chứ lệnh cấm chỉ là việc thắng gấp một đoàn tàu nhiều toa.

Tóm lại, giáo viên đủ sống sẽ không cần dạy thêm. 

Nhà giáo chúng tôi mơ ước có thể toàn tâm toàn ý phát triển chuyên môn, có thể ngẩng cao đầu bởi sự trong sạch mà lẽ ra chúng tôi phải có để giữ cho mình một vị trí mẫu mực trong lòng học sinh.

Thục Anh (TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Chính phủ chính thức trình Quốc hội hai dự thảo nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi; miễn, hỗ trợ học phí cho học sinh.

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Ngày 22-5, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi mức điểm chuẩn tương đương giữa 3 phương thức.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Royal School: Ngày trưởng thành trong yêu thương, kiêu hãnh bước ra thế giới

Lễ tốt nghiệp tại Royal School là ngày các em chính thức trưởng thành, mang theo yêu thương của ba mẹ, thầy cô, bạn bè. Từ đây, Royal-ers kiêu hãnh bước ra thế giới với tri thức, bản lĩnh được vun đắp từ ngôi trường hạnh phúc.

Royal School: Ngày trưởng thành trong yêu thương, kiêu hãnh bước ra thế giới

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Ngoài các lớp tiếng Anh, năng khiếu, chương trình hè, các chuyến du lịch... phụ huynh hoàn toàn có thể cho con một mùa hè khỏe hơn với nhiều hoạt động thể dục thể thao.

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar