07/03/2025 09:07 GMT+7

Nếu NATO không còn Mỹ...

Khi ông Trump không nhắc đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đình chỉ viện trợ cho Ukraine, châu Âu đối mặt thách thức lớn: chuẩn bị cho kịch bản không có sự bảo đảm an ninh từ Mỹ.

Nếu NATO không còn Mỹ... - Ảnh 1.

Quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang ở mức thấp nhất từ sau Chiến tranh lạnh - Ảnh: FT.com

Bài phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 5-3 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không một lần nhắc tới NATO. Điều này càng khẳng định xu hướng Washington sẽ không còn đứng ra bảo đảm an ninh cho châu Âu.

Đòi hỏi của ông Trump về việc các nước châu Âu cần tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP, theo tiêu chuẩn NATO, hay thậm chí là 5%, cũng được lặp lại nhiều lần. Liệu châu Âu có thể tự bảo vệ mình trước mối đe dọa từ Nga khi không còn "chiếc ô" an ninh từ Mỹ?

Châu Âu phải chi mạnh

Trong khi các lãnh đạo châu Âu vẫn tranh luận về khả năng hàn gắn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, than phiền về chính sách xa lánh đồng minh của ông Trump, hay tự nhủ "nín thở qua sông" cho hết nhiệm kỳ bốn năm này, thì nhiệm vụ chuẩn bị cho một NATO không Mỹ vẫn là không thể tránh khỏi.

Quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang ở mức thấp nhất từ sau Chiến tranh lạnh, trong khi quan điểm "nước Mỹ trước hết" thắng thế hơn bao giờ hết với cử tri Mỹ.

Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) trong bài viết ngày 5-3 do Tổng giám đốc Bastian Giegerich, cựu quan chức quốc phòng Đức, chấp bút, chỉ rõ giới lãnh đạo châu Âu phải "quyết định những lĩnh vực quân sự và dân sự nào mà sự phụ thuộc công nghệ vào Mỹ còn chấp nhận được; giải thích với cử tri thực tế nghiệt ngã của một thế giới mà các cường quốc sẽ dùng sức mạnh kinh tế và quân sự để đạt được mục đích; và lập tức tăng thêm hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine".

Ông Giegerich nêu ra 4 phương hướng chính: (1) Trao 200 tỉ USD tài sản phong tỏa của Nga ở châu Âu cho Kiev. (2) Đánh giá lại kho quân nhu để xác định chuyển giao thứ gì cho Ukraine và đầu tư thêm. (3) Tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho tình báo, liên lạc vệ tinh, phòng không, tên lửa tầm xa và số hóa mảng quốc phòng. (4) Đầu tư vào năng lực răn đe tự thân của châu Âu, bao gồm tăng số đầu đạn hạt nhân và "tìm hiểu các lựa chọn bảo vệ châu Âu dưới "chiếc ô" hạt nhân chung Anh - Pháp".

"IISS ước tính mức chi tiêu cần thiết là 3% GDP cho quốc phòng", bài viết kết luận, "vẫn thấp hơn mức trung bình thời Chiến tranh lạnh - khi đó chi tiêu quốc phòng của NATO - châu Âu vào khoảng 716 tỉ USD".

Viện Kinh tế thế giới Kiel hợp tác với tổ chức nghiên cứu chính sách châu Âu Bruegel trong đánh giá ngày 21-2 dự kiến châu Âu cần thêm 300.000 binh sĩ và tăng ngân sách quốc phòng 250 tỉ euro (270 tỉ USD) "để răn đe Nga trong ngắn hạn... dù có hay không có Mỹ".

Nếu chỉ xét con số, số tiền này không phải lớn với châu Âu, nhưng "một kịch bản thách thức hơn nhiều sẽ là Nga tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự, tạo ra thách thức đáng sợ với toàn bộ châu Âu trong thời gian rất ngắn sắp tới, do tốc độ sản xuất của họ hiện giờ", báo cáo của Bruegel viết.

Thách thức quân sự lớn

Con số 300.000 lính tăng thêm dựa trên giả định là trong trường hợp Nga tấn công một nước NATO, 100.000 lính Mỹ đang đồn trú ở châu Âu sẽ được tăng viện thêm 200.000 lính nữa, tập trung vào các đơn vị thiết giáp phù hợp nhất cho chiến trường Đông Âu. Cam kết đó giờ không còn chắc chắn với ông Trump.

Theo báo cáo của Bruegel, còn phải tính tới thực tế là "sức mạnh chiến đấu của 300.000 lính Mỹ lớn hơn nhiều so với con số tương đương của châu Âu, do số binh sĩ đó của châu Âu sẽ phải được phân chia theo 29 quốc gia khác nhau, trong khi lực lượng Mỹ là nhất thể, tập trung chỉ huy, với các quân đoàn có thể tác chiến hoàn toàn độc lập".

Đó là chưa kể lợi thế của Mỹ về năng lực không quân chiến lược và công nghệ không gian - những lĩnh vực mà châu Âu vẫn còn rất thiếu.

Ngay ở Ukraine hiện giờ, trong khi đóng góp tài chính của châu Âu nhiều hơn Mỹ, những năng lực chủ chốt như chỉ huy và điều khiển (C2) mặt trận, tình báo vệ tinh và tấn công tầm xa, đều phải dựa vào Washington.

"Ở mức độ châu Âu, chúng ta thực ra không thể tác chiến nếu thiếu những tiện nghi đó" - ông Sven Biscop, giám đốc phụ trách châu Âu ở Viện Hoàng gia Egmont về quan hệ quốc tế ở Brussels, thừa nhận.

"Điều đó không có nghĩa là châu Âu không thể làm gì, nhưng nếu cuộc chiến với Nga nổ ra thì tình hình sẽ lộn xộn, máu sẽ đổ nhiều hơn và lãnh thổ mất đi có thể cũng như vậy".

NATO tập trận không có Mỹ

Cuộc tập trận NATO không có Mỹ mang tên Steadfast Dart 2025 kéo dài 6 tuần kết thúc hôm 26-2 vừa qua tại Đông Âu với 10.000 binh sĩ, 17 tàu chiến và 20 máy bay từ 9 quốc gia đã lần đầu tiên thử nghiệm ở quy mô lớn năng lực triển khai nhanh tại Đông Âu mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ Mỹ.

Anh nắm quyền chỉ huy lực lượng mặt đất. NATO châu Âu hiện có 2 triệu binh sĩ và thiết bị quân sự đáng kể, nhưng chỉ phần nhỏ thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của liên minh.

Ông Zelensky nói sẵn sàng từ chức để đổi lấy 'tư cách thành viên NATO' cho Ukraine

Ngày 23-2, ông Zelensky cho biết ông sẵn sàng từ chức “ngay lập tức” nếu cần thiết để đổi lại hòa bình và tư cách thành viên NATO cho Ukraine.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar