20/02/2025 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Châu Âu đối mặt bài toán khó về hỗ trợ Ukraine thời Trump

Cuộc họp thượng đỉnh châu Âu khẩn cấp hôm 17-2 cho thấy tình thế khó khăn của các nhà lãnh đạo ở lục địa này trước chiến lược của Tổng thống Donald Trump về Ukraine.

Châu Âu loay hoay bài toán về Ukraine và ông Trump - Ảnh 1.

Hôm 17-2 vừa qua, lãnh đạo các nước đã khẳng định nhu cầu tăng mạnh ngân sách quân sự trước các tuyên bố của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Việc Mỹ - Nga tổ chức đàm phán về vấn đề hòa bình cho Ukraine đã buộc các nhà lãnh đạo châu Âu phải đối mặt với các lựa chọn khó khăn chưa từng có.

Trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris (Pháp) hôm 17-2 vừa qua, lãnh đạo các nước đã khẳng định nhu cầu tăng mạnh ngân sách quân sự và bàn thảo về triển khai lính gìn giữ hòa bình đến Ukraine.

Tuy vậy, tờ New York Times dẫn các phân tích của chuyên gia, chỉ ra rằng tình hình thực tế khó để các nước châu Âu thực hiện các cam kết của mình.

Bài toán về quốc phòng

Trước hết, việc điều động quân đội nước nhà đến vùng chiến sự nhạy cảm như ở Ukraine có thể nhanh chóng trở thành gánh nặng chính trị to lớn, khi các nhà lãnh đạo khó có thể thu hút dư luận trong nước ủng hộ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đầu tiên đưa ra ý tưởng về lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine, đã không còn giữ được vị thế quyền lực của mình. Sau quyết định tổ chức bầu cử quốc hội sớm vào mùa hè năm 2024, liên minh chính trị của ông Macron về nhì và mất thế đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp hồi tháng 7-2024.

Châu Âu loay hoay bài toán về Ukraine và ông Trump - Ảnh 2.

Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris (Pháp) ngày 17-2 - Ảnh: REUTERS

Thêm vào đó, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình do châu Âu đứng đầu, dù ở quy mô bao nhiêu cũng sẽ là một nỗ lực cực kỳ tốn kém vào thời điểm ngân sách các nước eo hẹp.

Ông Richard Dannatt, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, ước tính Anh sẽ phải cung cấp tới 40.000 quân cho một lực lượng 100.000 người. “Thành thật mà nói, chúng tôi không có đủ quân số và trang thiết bị”, ông Dannatt nói với Đài BBC.

Ngoài ra, các nhà phân tích cho biết nếu thiếu đi cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ cho các nước cử quân đội mình sang Ukraine, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp thách thức trong việc thuyết phục cơ quan lập pháp nước họ đồng ý.

Giáo sư Lawrence Freedman tại Trường ĐH King’s College London (Anh) cho biết Mỹ không có ý định kéo chiếc ô an ninh của nước này khỏi châu Âu. 

Thế nhưng, ông nhấn mạnh châu Âu vẫn chưa tìm ra cách để giải mã các động lực và ý đồ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây chính là nút thắt trọng tâm mà các nước ở lục địa này cần phải gỡ, theo New York Times.

Ẩn số khó giải

Điều này càng cấp bách sau phát biểu mạnh mẽ trong chuyến thăm Warsaw (Ba Lan) ngày 14-2 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth. Trong đó ông Hegseth đã nhấn mạnh các đồng minh NATO ở châu Âu phải gánh vác nhiều hơn phần tài chính để đảm bảo an ninh của chính họ.

Hơn hết, các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải vật lộn để hiểu được chiến lược của chính quyền ông Trump đối với Ukraine.

Phát biểu hôm 12-2, ông Hegseth tuyên bố việc Ukraine quay trở lại biên giới trước năm 2014 là "không thực tế", và chính quyền Tổng thống Donald Trump không coi tư cách thành viên NATO của Kiev là giải pháp cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Châu Âu loay hoay bài toán về Ukraine và ông Trump - Ảnh 4.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS

“Điều này báo hiệu rằng bản thân Mỹ sẽ đàm phán chấm dứt chiến tranh nhưng châu Âu lại phải trả giá và thực thi một kết quả mà họ không đóng vai trò quyết định”, ông Nigel Gould-Davies, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, nhận xét.

Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng việc mục tiêu của Mỹ và Nga vẫn còn nhiều khác biệt cho thấy khả năng đạt được đột phá nhanh chóng về vấn đề hòa bình cho Ukraine vẫn rất khó. Điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo châu Âu có thêm thời gian hành động.

"Tôi không thể bỏ qua được tình trạng không tương thích giữa những gì ông Trump có thể đề xuất và những gì ông Putin muốn", ông Freedman nhấn mạnh.

Những tính toán của Nga trong cuộc đàm phán với Mỹ

Các chuyên gia đánh giá Nga đang bước vào một cuộc đàm phán quan trọng, song không thật cần thiết để Matxcơva đạt được những mục tiêu của mình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên sở hữu các phương tiện quân sự đủ khả năng đe dọa lực lượng Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á, cũng như đất liền Mỹ.

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23-5 tuyên bố Đại học Harvard sẽ phải thay đổi cách làm việc, và cho rằng sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản.

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Hãng tin AFP tìm gặp nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư Hoàng Xuân Sính, người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1975.

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar