28/11/2018 18:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Triển lãm chuyên đề Nét cũ dấu xưa do Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp với Hội Cổ vật TP.HCM vừa khai mạc sáng 28-11, giới thiệu các cổ vật độc đáo nhất từ các bộ sưu tập danh tiếng ở Sài Gòn.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 1.

Khách tham quan bị thu hút ở góc trưng bày quần thể cổ vật gốm Cây Mai - Ảnh: L.Điền

Đây cũng là hoạt động nhằm kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Cổ vật TP.HCM, đồng thời đánh dấu quãng thời gian gần hai mươi năm mô hình bảo tàng Nhà nước "bắt tay" với giới sưu tập tư nhân tại Sài Gòn tổ chức nhiều chuyên đề triển lãm, tạo không gian thưởng ngoạn và nghiên cứu trao đổi kiến thức về cổ vật rất có giá trị.

27 nhà sưu tập tư nhân và bảo tàng đã giới thiệu hơn 130 hiện vật trong Nét cũ dấu xưa bao gồm nhiều chất liệu: gốm sứ, đồng, gỗ, pháp lam... có xuất xứ chủ yếu là cổ vật Việt Nam, bên cạnh còn có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản.

Triển lãm bố cục thành các tuyến sưu tập theo chủ đề như: Sưu tập vũ khí, sưu tập ấn chương (con dấu), sưu tập pháp lam (đồng tráng men), sưu tập gốm Cây Mai, sưu tập gốm Lái Thiêu...

Bên cạnh đó, còn trưng bày một số hiện vật như: các loại ấm, chén, đĩa, bình, kendi, nậm, bình vôi… dùng trong thú thưởng ngoạn uống rượu, uống trà, ăn trầu và sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa. Đó là những nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, tạo ra sự đặc sắc của văn hóa phương Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Đây cũng là dịp để công chúng yêu thích cổ vật đến tận mắt chiêm ngưỡng các cổ vật độc đáo, vốn nằm ẩn khuất trong các bộ sưu tập tư nhân mà nếu không có những đợt "phối hợp với nhà nước" như thế này, người ngoài giới không dễ gì tiếp cận được.

Đó là pho tượng Di Đà tam tôn gồm ba tượng Phật A Di đà, Quan Thế âm, Đại Thế chí bằng gỗ cùng đứng chung một bệ theo phong cách Nhật Bản rất lạ mắt, tượng có niên đại thế kỷ 19.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 2.

Pho tượng Di Đà tam tôn xuất xứ Nhật Bản - Ảnh: L.Điền

Hay chiếc lư đồng cách điệu hình quả lựu có niên đại đầu thế kỷ 20 cũng được người trong giới đánh giá là độc và lạ.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 3.

Lư đồng hình quả lựu - Ảnh: L.Điền

Hoặc như bộ sưu tập đồ pháp lam của nhà sưu tập Như Anh có chiếc tách và dĩa đề tài song long chầu nhật với kỹ thuật đắp nổi hình rồng. Đối với đồ pháp lam, kỹ thuật đắp nổi như vậy được xem là tinh xảo.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 4.

Bộ tách và dĩa pháp lam đề tài song long chầu nhật - Ảnh: L.Điền

Gốm Nam bộ chiếm vị trí trung tâm với bộ độc bình bằng gốm Lái Thiêu màu của nhà sưu tập Trương Vĩnh Thắng.

Song đáng kể hơn cả là quần thể hiện vật gốm Cây Mai bao gồm phù điêu tiểu tượng tạo hình các nhân vật trong tích truyện xưa của Trung Quốc - sản phẩm thường trang trí trên nóc các hội quán, chùa miếu của người Hoa. Bên cạnh đó là tượng ông Nhật, bà Nguyệt và cặp đôn ba cạnh đứng rất độc đáo.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 5.

Quần thể gốm Cây Mai gồm phù điêu tiểu tượng và tượng ông Nhật bà Nguyệt - Ảnh: L.Điền

Hoặc như dòng cổ vật thờ cúng có bộ tượng ba bức gồm Hộ pháp và Tiêu Diện đại sĩ bằng gốm men màu của Việt Nam niên đại thế kỷ 19 rất ấn tượng.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 6.

Khách tham quan góc trưng bày tượng Hộ pháp bằng gốm men màu thế kỷ 19 - Ảnh: L.Điền

Đồ gốm gia dụng có bộ đồ trà bằng sứ men xanh trắng xuất xứ Trung Quốc, chậu gốm hoa nâu đời Trần có niên đại thế kỷ 13-14, đặc biệt dòng gốm men xanh trắng của Việt Nam niên đại thế kỷ 15 có hai chiếc bình và ấm Tỳ bà, và chiếc ấm hình voi là những món cổ vật rất lạ.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 7.

Cặp bình và ấm Tỳ bà - Ảnh: L.Điền

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 8.

Chiếc ấm hình voi niên đại thế kỷ 15 - Ảnh: L.Điền

Bên cạnh đó là chiếc chậu cao chân men xanh lục của nhà sưu tập Nguyễn Chí Hiếu được xác định niên đại khoảng thế kỷ 11-12 (nguồn gốc có thể của Việt Nam) là loại hiện vật hiếm gặp.

Nét cũ dấu xưa - cuộc trình diễn cổ vật độc lạ của giới sưu tập Sài Gòn - Ảnh 9.

Chiếc chậu cao chân men xanh lục niên đại thế kỷ 11-12 đang được đoán định là sản phẩm của người Việt - Ảnh: L.Điền

Ngoài ra, nhóm cổ vật kim khí còn có bộ sưu tập mũi giáo, qua đồng có niên đại từ 2000 năm đến 2500 năm cách ngày nay được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai là những hiện vật quý hiếm chứa đựng thông tin khảo cổ có giá trị.

Triển lãm mở cửa mỗi ngày tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, kéo dài đến 31-3-2019.

TTO - Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng sản phẩm gốm Nam bộ khai mạc sáng 3-8 tại Nhà triển lãm TP.HCM (92 Lê Thánh Tôn - Q1) quy tụ khoảng 500 hiện vật của hơn 90 nhà sưu tập tư nhân đến từ 14 tỉnh thành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar