Thuốc giảm đau thường được mọi người dùng theo thói quen mà không hề băn khoăn liệu có hiệu quả hay có tác dụng phụ gì không. Tạp chí Vox (Mỹ) số mới đã đưa ra những cảnh báo của giới khoa học. Thận trọng với thuốc giảm đau Phổ biến chưa hẳn đã an toàn Chuyên gia nghiên cứu về cảm giác đau của con người ở Đại học Oxford, ông Andrew Moore đã tiến hành những nghiên cứu đánh giá tổng quan về các loại thuốc giảm đau bán không kèm đơn, tìm kiếm chứng cứ cho thấy loại nào có hiệu quả nhất. Ông đã mô tả mức độ hiệu quả của ba loại dược chất giúp giảm đau phổ biến nhất hiện nay là acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) và aspirin. Ông nói: “Nếu người ta dùng aspirin với liều lượng 500-1.000mg (tương đương hai viên thuốc), 30% người uống sẽ thoát khỏi cơn đau dữ dội. Với acetaminophen ở liều lượng 500-1.000mg, khoảng 40% người uống hết đau. Với ibuprofen, trong công thức bào chế thông thường của nó, liều lượng khoảng 400mg, tương đương hai viên thuốc, tỉ lệ người dứt được cơn đau là 50%”. Đề cập tới những cơn đau dữ dội thường phát sinh sau các sự kiện đặc biệt như phẫu thuật, cắt bỏ bộ phận nào đó... chuyên gia này cho rằng ibuprofen dường như có hiệu quả nhất, tiếp đó là aceminophen rồi mới tới aspirin. Đối với các cơn đau kéo dài (hoặc kinh niên) - như đau phần lưng dưới hoặc kiểu đau do viêm khớp phì đại, thường phát sinh theo tuổi tác - dược chất ibuprofen vẫn tỏ ra có hiệu quả hơn so với aceminophen. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy dược chất acetaminophen sẽ không có hiệu quả điều trị tốt với hầu hết các trường hợp này. Một nghiên cứu đánh giá tổng quan năm 2015 công bố trên tạp chí y khoa BMJ cho biết các nhà nghiên cứu nhận ra acetaminophen dường như không có tác dụng gì với hầu hết những người đang phải chịu cơn đau kinh niên ở phần lưng dưới. Loại dược chất này cũng hầu như không thể loại bỏ cảm giác đau với người bị chứng viêm xương khớp. Không những thế, các nhà khoa học cũng lưu ý những người đang dùng acetaminophen “có thể có kết quả bất thường nhiều gấp bốn lần trong các xét nghiệm về chức năng gan so với những người dùng giả dược (placebo)”. Theo tạp chí Vox, các nghiên cứu khác, trong đó có nghiên cứu việc dùng acetaminophen với những người bị đau đầu gối cũng dẫn tới các kết luận tương tự: acetaminophen không hiệu quả như ibuprofen và có liên quan tới tỉ lệ người bệnh mắc các trục trặc về chức năng gan cao hơn. Lưu ý tác dụng phụ Với những cơn đau đầu thi thoảng xuất hiện, loại thuốc giảm đau nào sẽ giải quyết tốt nhất vấn đề này? Chuyên gia Moore xem xét tất cả các chứng cứ về vấn đề ông gọi là “những cơn đau đầu căng thẳng không thường xuyên”, và nhận ra: “Thật đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu về nó nghèo nàn đến vậy và cho ta biết được rất ít thông tin”. Moore kinh ngạc: “Khi nhìn vào dữ liệu nghiên cứu mới biết rằng hầu hết những người trong cuộc khảo sát đều đơn giản cho rằng hãy uống một viên ibuprofen khi đau. Tương tự, uống acetaminophen không phải vì nó là loại thuốc giảm đau rất tốt, mà chỉ vì người ta nghĩ rằng nó là một loại thuốc an toàn”. Tuy nhiên trên thực tế, acetaminophen không an toàn theo cách đó. Philip Conaghan - Đại học Leeds, chuyên gia nghiên cứu dữ liệu liên quan đến tác dụng phụ của các loại thuốc phổ thông này - cảnh báo: “Chúng ta vẫn luôn nghĩ acetaminophen là dược chất an toàn, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy có mối liên quan giữa việc dùng quá liều (do sơ suất) ở những người thường xuyên sử dụng thuốc này để điều trị các chứng đau kinh niên, với nhiễm độc gan”. Từ năm 1998-2003, acetaminophen là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan nghiêm trọng tại Mỹ. Mỗi năm còn có hàng trăm ca tử vong liên quan khác. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng hàng triệu người vẫn đang sử dụng các loại thuốc có acetaminophen, mà các tác dụng phụ cực đoan kiểu như chết người rất hiếm xảy ra (nhất là khi sử dụng nó với liều lượng nhỏ). Tuy nhiên với những tác dụng giảm đau không nhiều của loại dược chất này, có lẽ người bệnh cũng không đáng phải chịu mức độ rủi ro (dù nhỏ) kèm theo nó. Conaghan nhận xét: “Đừng nghĩ rằng vì nó là loại thuốc bán không cần đơn nên an toàn”. Trong khi đó, giáo sư Kay Brune - nhà dược học và chất độc, Đại học Friedrich - Alexander (Đức), cũng là người chuyên nghiên cứu về tính độc hại của các loại thuốc giảm đau - thẳng thắn cho rằng acetaminophen là loại thuốc cũ, lỗi thời, nên tránh sử dụng. Theo chuyên gia này, aspirin an toàn hơn acetaminophen, mặc dù dùng aspirin để giảm đau thì phải dùng với liều lượng cao có thể gây tác dụng phụ như tổn thương dạ dày. Aspirin cũng gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu trong nhiều ngày sau khi uống. Đây cũng là lý do vì sao aspirin thường được dùng như một dược chất giúp chống đột quỵ và các cơn đau tim với những người có nguy cơ cao. Dược chất ibuprofen lại có tác dụng phụ khác. Giáo sư Kay Brune nói: “Ibuprofen gây nguy cơ chảy máu trong đường ruột và tổn thương thận, vì thế nó hoàn toàn không vô hại”. Việc sử dụng ibuprofen với liều lượng cao có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ. ■ Tags: Thuốc giảm đauAspirinDùng thuốc nàoIbuprofenAceminophen
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tuyển nữ Việt Nam 'vô đối' vòng loại, giành vé dự vòng chung kết châu Á 2026 HOÀI DƯ 05/07/2025 Tối 5-7, tuyển nữ Việt Nam đã đánh bại Guam 4-0 ở lượt trận cuối cùng bảng E vòng loại Giải bóng đá nữ châu Á 2026, qua đó giành vé dự vòng chung kết tại Úc.
9 người PSG loại Bayern Munich khỏi FIFA Club World Cup ĐỨC KHUÊ 05/07/2025 Rạng sáng 6-7, Paris Saint-Germain (PSG) đánh bại Bayern Munich 2-0 tại tứ kết FIFA Club World Cup, trong trận cầu có nhiều diễn biến hấp dẫn.
Chữa 'tâm thần', vợ chồng vẫn đi đánh bạc thua hàng chục tỉ, 'nghệ danh' Mr Bank và Mrs Rose THÂN HOÀNG 05/07/2025 Nguyễn Thị Mai Anh và Lê Văn Đông đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần trung ương nhưng khi bước vào "sòng bạc" King Club dưới cái tên nước ngoài, lại biến thành con bạc khát nước chơi cả chục tỉ.
Công an Khánh Hòa xử phạt 'cô giáo vùng cao' nói run sợ khi đến Nha Trang NGUYỄN HOÀNG 05/07/2025 Công an tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang Facebook đăng các clip "cô giáo vùng cao run sợ khi đến Nha Trang" vì đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc...