10/04/2020 11:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nên bỏ thi THPT quốc gia?

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, nhiều ý kiến của giáo viên, lãnh đạo trường, chuyên gia giáo dục cho rằng không nên tổ chức thi THPT quốc gia năm nay với nhiều lý do khác nhau.

Nên bỏ thi THPT quốc gia? - Ảnh 1.

Học sinh TP.HCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trong đó, lý do lớn nhất được đặt ra là dịch bệnh phức tạp chưa biết khi nào học sinh trở lại trường; chi phí tổ chức cho kỳ thi tốn kém hàng ngàn tỉ đồng; học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế và chất lượng không đồng đều giữa các thí sinh ở các vùng miền...

Hàng ngàn tỉ đồng cho kỳ thi

Theo Bộ GD-ĐT, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được tính toán mức phí trên 35 tỉ đồng, bao gồm từ việc tập huấn nghiệp vụ thi, ra đề, chi phí địa điểm làm việc, ăn ở, thuê hạ tầng, vận hành, nâng cấp phần mềm quản lý thi, vận chuyển đề, chấm thi, kiểm tra thi. 

Riêng số tiền được tính toán mua, thuê máy móc vật tư phục vụ ra đề thi là trên 19 tỉ đồng. Công tác kiểm tra thi với 40 đoàn, mỗi đoàn 5 người/3 ngày thì mức chi phí phải bỏ ra là trên 1,53 tỉ đồng.

Ông Trần Tú Khánh, vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính Bộ GD-ĐT, xác nhận riêng tại Bộ GD-ĐT kinh phí tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mỗi năm khác nhau, có năm vài ba chục tỉ đồng, có năm 40-50 tỉ đồng nhưng cũng có năm hơn mức này. 

Đó là tiền từ Bộ GD-ĐT, còn việc tổ chức thi tại các tỉnh, thành do các tỉnh chi trả. Ngoài ra, theo TS Lê Trường Tùng (ĐH FPT), nếu tính tổng chi phí xã hội thì giả sử mỗi thí sinh 1 triệu đồng, khi đó 1 triệu thí sinh là 1.000 tỉ đồng.

Không cần thiết thi

Nên bỏ thi THPT quốc gia? - Ảnh 2.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm rất cao, ngay cả năm 2019 khi thay đổi cách thức xét, tỉ lệ này cũng chỉ giảm nhẹ từ trên 97% xuống còn trên 94%. Như vậy, dù không có kỳ thi này, hầu hết học sinh vẫn tốt nghiệp.

TS Tô Văn Phương - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang - nhận định: "Như vậy, xét tổng thể, đa phần học sinh THPT có năng lực đủ để tốt nghiệp. Việc đánh giá học sinh cũng là quá trình ba năm học chứ không chỉ ở một vài bài thi THPT quốc gia, nên việc cả nước phải chi hàng ngàn tỉ đồng cho một kỳ thi quốc gia để mục tiêu chính là xét tốt nghiệp theo tôi là không cần thiết".

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - còn cho rằng trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp hiện nay, nếu bỏ được kỳ thi THPT quốc gia là điều tốt vì sẽ giảm rủi ro, đỡ tốn kém cho xã hội. 

Trong khi theo TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Luật giáo dục hiện hành quy định học sinh muốn được cấp bằng tốt nghiệp THPT phải thông qua kỳ thi nhưng không nói rõ kỳ thi mang tầm quốc gia. "Do vậy kỳ thi này có thể do trường phổ thông hoặc sở GD-ĐT tổ chức cũng được" - ông Lý nhấn mạnh.

PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM):

Phải sửa Luật giáo dục

Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2019, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay cho thấy Luật giáo dục không quy định trường hợp dịch bệnh kéo dài nên chỉ có cách là sửa luật và đây là quyền và trách nhiệm của Quốc hội.

Với thực tế tình hình dịch COVID-19 hiện nay, Bộ GD-ĐT cần phải tính đến cả phương án xấu nhất là chưa thể đi học được cho đến tận tháng 7, việc thi cử sẽ ra sao? Do vậy, Bộ GD-ĐT cần phải xem xét việc kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật giáo dục để có thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia ngay trong năm nay.

TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG (Lâm Đồng):

Giao cho các trường xét tốt nghiệp

thi-thpt-quoc-gia-3-15615208530701732078250 2(read-only)

Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Không tổ chức thi, làm sao xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay? Có thể áp dụng các phương thức như: giao cho các trường lấy kết quả học kỳ 1 và một bài kiểm tra tập trung (khi học sinh trở lại trường) kết hợp với thái độ học tập, rèn luyện trong năm học, trong đó có giai đoạn học sinh nghỉ học tạm thời. Các trường theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT xét công nhận tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập và rèn luyện trong năm học 2019-2020.

Giao xét tốt nghiệp THPT về cho trường nhưng cần tăng cường kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số cụ thể, quy trách nhiệm cho người đứng đầu; đồng thời kiểm tra chéo việc thực hiện giữa các đơn vị; thẩm tra, phúc tra lại việc xét công nhận tốt nghiệp, quá trình thực hiện cho nghiêm túc.

Giáo viên TRẦM THANH TUẤN (Trường THPT Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh):

Thời gian học không đồng đều

Có thực tế là thời gian học của học sinh lớp 12 không đồng đều ở các tỉnh thành. Bởi trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra không phải địa phương nào cũng cho học sinh lớp 12 nghỉ học hẳn từ sau Tết Nguyên đán. Do đó, sẽ không có sự công bằng khi học sinh phải thi chung một đề thi mà thời gian học tập lại không đồng đều.

Thứ hai, dẫu đã có sự tinh giản chương trình nhưng khối 12, kiến thức thuộc về học kỳ 2 vẫn còn khá nhiều. Học sinh 12 của những năm học trước, để đáp ứng kỳ thi quốc gia, các em thường phải "chạy nước rút" cho hết chương trình để tiến hành ôn tập. Thế nhưng trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như thế này, các trường học có dám "tăng tiết" giúp học sinh ôn tập như mọi năm hay không?

Một học sinh lớp 12:

Lịch học lùi liên tục, chưa có sự chuẩn bị tốt

Nếu giữ kỳ thi THPT, tôi cảm thấy rất hoang mang vì từ đầu năm đến giờ lịch học liên tục lùi, dạy học trực tuyến còn mới nên nhiều bạn không kịp thích ứng, thêm nữa là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Nếu giờ đột ngột phải đi thi, một kỳ thi mang tính bước ngoặt, thì cả tâm lý lẫn sự chuẩn bị đều không tốt. Tôi không muốn ba năm cấp III miệt mài của mình được gói gọn chỉ trong một kỳ thi mà rõ ràng học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt.

Một học sinh tên Linh:

Hi vọng kỳ thi diễn ra bình thường

Theo em, nên giữ nguyên kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay vì đề thi minh họa kiến thức học kỳ 2 các câu đều rất cơ bản, đa số là kiến thức học kỳ 1. Còn về phần chi phí thi, nếu hủy kỳ thi quốc gia thì các trường ĐH cũng sẽ tổ chức thi riêng để xét tuyển.

Như vậy đối với những bạn ở vùng sâu vùng xa như em, việc tập trung về thành phố thi vào các trường ĐH cũng rất tốn kém. Còn nếu xét học bạ, em lại thấy không công bằng giữa các trường THPT (đặc biệt là các trường chuyên), mức độ kiểm tra khó dễ khác nhau. Em hi vọng sẽ hết dịch sớm và cũng mong kỳ thi diễn ra như bình thường.

Thăm dò ý kiến

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, có ý kiến đề xuất bỏ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Có thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia do dịch bệnh?

TTO - Một số ý kiến của các nhà giáo dục cho rằng với tình hình dịch COVID-19 khó lường hiện nay, Bộ Giáo dục - đào tạo phải tính đến phương án xấu nhất là bỏ kỳ thi THPT quốc gia.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Ngoài các lớp tiếng Anh, năng khiếu, chương trình hè, các chuyến du lịch... phụ huynh hoàn toàn có thể cho con một mùa hè khỏe hơn với nhiều hoạt động thể dục thể thao.

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Ngày 20-5, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương về kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

16 giáo sư quốc tế đã nhận được thư bổ nhiệm của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đều cho biết sẽ sớm bắt tay vào công việc thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học này.

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar