31/08/2012 10:34 GMT+7

NASA phóng vệ tinh thăm dò vành đai bức xạ

MINH ANH
MINH ANH

TTO - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 30-8 đã phóng thành công hai vệ tinh RBSP thăm dò vành đai bức xạ - vùng nguy hiểm nằm gần khoảng không gian của Trái đất.

Theo AP, đây là lần đầu tiên NASA phóng vệ tinh thăm dò vành đai bức xạ.

Phóng to
Tên lửa đẩy Atlas 5 đưa hai vệ tinh RBSP vào vũ trụ - Ảnh: AP

Sứ mệnh trị giá 686 triệu USD này có nhiệm vụ tìm hiểu cấu trúc và cách thức hoạt động của vành đai bức xạ Van Allen - gồm nhiều hạt nhỏ tích điện cao, được coi là nguy cơ đe dọa hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc, các vệ tinh GPS và thậm chí các chuyến bay của tàu vũ trụ có người lái.

Các nhà khoa học hi vọng những thông tin mà hai vệ tinh thu thập được có thể giúp cải thiện khả năng dự báo nhằm giảm thiểu nguy cơ đối với các phi hành gia, lưới điện và các hệ thống vệ tinh quan trọng.

Theo tính toán, hai vệ tinh nói trên - do Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng của ĐH Johns Hopkins chế tạo, sẽ xuyên qua phần bên trong và bên ngoài các vành đai bức xạ. Chúng sẽ bay cách nhau 161km và có thể bay xa hơn 38.600km.

Những thiết bị khoa học được đặt trong hai vệ tinh này sẽ đo các hạt năng lượng cao khi những hạt này đi xuyên qua các vành đai bức xạ với số lượng lên tới hàng nghìn tỉ.

Theo kế hoạch ban đầu, hai vệ tinh này được phóng vào ngày 24-6, tuy nhiên đã bị hoãn lại do thời tiết xấu và trục trặc ở hệ thống thu phát tín hiệu.

Phóng to
Vành đai bức xạ Van Allen - Ảnh: NASA
MINH ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện vật thể bí ẩn quay 'theo nhịp' với sao Hải Vương

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một vật thể kỳ lạ ở rìa Hệ Mặt trời, có tên 2020 VN40, đang chuyển động theo một 'giai điệu trọng lực' độc nhất với sao Hải Vương.

Phát hiện vật thể bí ẩn quay 'theo nhịp' với sao Hải Vương

Những ứng dụng và trang dự báo thời tiết cần 'bỏ túi' để theo dõi

Với diễn biến ngày càng khó lường của thiên tai, các thông tin dự báo thời tiết ngày càng được người dân quan tâm theo dõi. Nhưng trang nào đáng tin cậy, không phát tin sai lệch, gây hoang mang?

Những ứng dụng và trang dự báo thời tiết cần 'bỏ túi' để theo dõi

Sững sờ 'tường mây' ập tới khi bão Wipha sắp đổ bộ

Mạng xã hội lan truyền video và hình ảnh 'tường mây' đáng sợ bao trùm bầu trời tỉnh Hải Nam và Quảng Đông, Trung Quốc khi bão Wipha sắp đổ bộ.

Sững sờ 'tường mây' ập tới khi bão Wipha sắp đổ bộ

Khi nào Hệ Mặt trời 'chết', và 'chết' thế nào?

Không có gì là vĩnh viễn, Hệ Mặt trời cũng vậy. Khi nào nó sẽ 'chết' và số phận các hành tinh khác sẽ ra sao?

Khi nào Hệ Mặt trời 'chết', và 'chết' thế nào?

Đỉnh lũ năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể cao hơn năm ngoái khoảng 0,3m

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, mực nước các nơi trong tỉnh sẽ tiếp tục lên theo triều và lũ thượng nguồn trong tháng 8 và 9; đỉnh lũ năm 2025 ở mức xấp xỉ và cao hơn năm 2024 khoảng 0,1 - 0,3m.

Đỉnh lũ năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể cao hơn năm ngoái khoảng 0,3m

Ngắm vũ trụ kỳ vĩ qua cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn 2025

Cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn ZWO (Astronomy Photographer of the Year 2025) thu hút gần 5.880 ảnh dự thi.

Ngắm vũ trụ kỳ vĩ qua cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar