16/11/2022 15:14 GMT+7

NASA phóng tàu thám hiểm lên Mặt trăng sau 3 lần hoãn và hủy

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - NASA đã phóng tên lửa mang theo tàu thám hiểm Orion lên Mặt trăng, khởi đầu sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Artemis, 50 năm sau sứ mệnh đầu tiên Apollo. Trước đó, NASA đã hoãn 1 lần và hủy 2 lần vụ phóng này.

NASA phóng tàu thám hiểm lên Mặt trăng sau 3 lần hoãn và hủy - Ảnh 1.

Tên lửa SLS và tàu thám hiểm Orion khởi thành tại bang Florida, ngày 16-11 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, tên lửa mang theo tàu thám hiểm Orion khởi hành từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Mỹ) vào khoảng 13h48 ngày 16-11 (giờ Việt Nam).

Đây là chuyến bay thử nghiệm, không người lái vòng quanh Mặt trăng trong vòng ba tuần. Chuyến bay được kỳ vọng sẽ mở đường cho chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), 50 năm sau sứ mệnh cuối cùng trên Mặt trăng Apollo.

Được đặt tên theo nữ thần săn bắn của Hy Lạp cổ đại và là chị em sinh đôi của thần Apollo, Artemis nhằm mục đích đưa các phi hành gia trở lại bề mặt Mặt trăng sớm nhất là vào năm 2025.

Theo Hãng tin AFP, Artemis cũng là bước đầu tiên trong kế hoạch xây dựng sự hiện diện lâu dài của Mỹ trên Mặt trăng, đồng thời rút ra nhiều bài học nhằm chuẩn bị cho chuyến du hành tới sao Hỏa vào những năm 2030.

Khoảng 100.000 người đã có mặt bên bờ biển để xem vụ phóng. Andrew Trombley, một người đam mê không gian đến từ bang Missouri, rất lo lắng sau khi vụ phóng bị hoãn vài lần do sự cố kỹ thuật.

"Tôi đã tới đây vài lần để xem vụ phóng nhưng lại bị hủy, vì vậy tôi thấy rất vui khi vụ phóng thành công - anh Trombley nói - Khi sứ mệnh Apollo diễn ra tôi còn quá nhỏ… do đó tôi muốn đích thân tới xem".

Kerry Warner, 59 tuổi, một nhà giáo dục đã nghỉ hưu sống ở bang Florida, cho biết vụ phóng là "một phần của nước Mỹ và đại diện cho nước Mỹ".

Trước ngày 16-11, vụ phóng từng bị hoãn vì tránh cơn bão Ian. Ngoài ra còn hai lần phóng thử bị hủy do lỗi kỹ thuật. Sự cố đầu tiên liên quan đến lỗi cảm biến, lần hai là do rò rỉ nhiên liệu. Tên lửa dùng nhiên liệu oxy và hydro lỏng cực lạnh, cực kỳ dễ bay hơi.

Nếu sứ mệnh Artemis 1 thành công, chuyến bay Artemis 2 có phi hành đoàn sẽ khởi hành vào năm 2024 và sau đó là chuyến Artemis 3 có phi hành đoàn là phụ nữ.

Mặc dù không có người lái, Orion mang theo phi hành đoàn mô phỏng gồm ba người, được trang bị các cảm biến để đo mức bức xạ và những thách thức mà phi hành gia sẽ phải trải qua.

Mục tiêu của chuyến bay lần này bao gồm kiểm tra độ bền của tấm chắn cách nhiệt của Orion trong quá trình ma sát với bầu khí quyển Trái đất với tốc độ gần 40.000 km/h, lớn gấp 32 lần tốc độ âm thanh. Tấm chắn nhiệt được thiết kế để chịu được nhiệt độ tăng lên tới gần 2.760 độ C.

Sau hơn một thập kỷ phát triển với nhiều năm trì hoãn và tăng ngân sách, tới nay tàu Orion đã tiêu tốn của NASA ít nhất 37 tỉ USD, bao gồm chi phí thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và cơ sở vật chất trên mặt đất. NASA đã dự đoán tổng chi phí của Artemis là 93 tỉ USD tính tới năm 2025.

NASA cho rằng chương trình này đã tạo ra hàng chục ngàn việc làm và mang lại hàng tỉ đô la.

Trung Quốc trình làng tên lửa mới, siêu tên lửa SLS của NASA trở nên 'lỗi thời'

TTO - Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải đang diễn ra, Trung Quốc trình bày thiết kế mới của siêu tên lửa Long March 9, có vây lưới và không có tên lửa đẩy bên hông. Điều này gợi nhớ đến tàu vũ trụ SpaceX có khả năng tái sử dụng.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar