20/08/2022 20:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

NASA công bố các địa điểm được chọn để đáp phi thuyền đưa người lên Mặt trăng

TTXVN
TTXVN

TTO - NASA dự kiến phóng tàu không gian Artemis đầu tiên vào ngày 29-8. Hiện tên lửa và tàu Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida.

NASA công bố các địa điểm được chọn để đáp phi thuyền đưa người lên Mặt trăng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Twitter NASA/devdiscourse.com

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 19-8 thông báo đã chọn 13 khu vực tại cực Nam của Mặt trăng làm các địa điểm có thể đáp phi thuyền mang tên Sứ mệnh Artemis III trong tương lai. Đây là dự án nhằm đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2025.

Một quan chức tại bộ phận phát triển chiến dịch Artemis của NASA, ông Mark Kirasich, cho biết: "Chọn các khu vực trên đồng nghĩa với việc chúng ta đã tiến một bước lớn gần hơn tới việc đưa người lên Mặt trăng lần đầu tiên kể từ sau sứ mệnh Apollo".

NASA cho biết các khu vực trên đều nằm trong vĩ độ 6 ở cực Nam Mặt trăng, một khu vực nước đóng băng nằm trong các miệng núi lửa tối và có thể được tiếp cận với ánh Mặt trời liên tục trong 6,5 ngày - quãng thời gian dự kiến của sứ mệnh Artemis III trên Mặt trăng.

Tàu không gian Apollo cách đây hơn 50 năm đã đến các vùng xích đạo của Mặt trăng, nơi có ánh sáng ban ngày kéo dài đến 2 tuần. Cực Nam cũng có thể chỉ có vài ngày nhận ánh sáng Mặt trời, khiến sứ mệnh này khó khăn hơn và hạn chế thời điểm NASA có thể phóng tàu không gian.

Bà Sarah Noble, người đứng đầu mảng nghiên cứu khoa học Mặt trăng của Artemis, cho biết: "Một số trong các địa điểm đã chọn là những nơi cổ xưa nhất của Mặt trăng, và cùng với các khu vực thường xuyên tối, chúng mở ra nhiều cơ hội để hiểu thêm về lịch sử của Mặt trăng thông qua các vật liệu chưa được nghiên cứu trên Mặt trăng trước đó".

Việc tiếp xúc với nguồn băng và ánh sáng Mặt trời rất quan trọng cho việc lưu lại dài hơn trên Mặt trăng vì sẽ tạo ra một nguồn điện và giảm thiểu sự thay đổi nhiệt độ. Khác với sứ mệnh Apollo, kết thúc năm 1972, Artemis được thiết kế để tạo ra một sự hiện diện lâu dài trên và xung quanh Mặt trăng.

Theo nhà khoa học thám hiểm của NASA, ông Jacob Bleacher, "nước trên Mặt trăng rất có giá trị xét theo góc độ khoa học và cũng là một nguồn tài nguyên vì nhờ nước, chúng ta có thể chiết xuất khí oxy và hydro cho các hệ thống hỗ trợ sự sống và nhiên liệu".

NASA giải thích rằng các khu vực đã được chọn đã tính đến các thời điểm Artemis III. Cụ thể "mỗi điểm hạ cánh sẽ phù hợp với một thời điểm phóng, nên nhiều điểm hạ cánh sẽ đảm bảo sự linh hoạt về thời điểm phóng trong năm". Hơn nữa, mỗi địa điểm được chọn đều có lợi ích về mặt khoa học và được đánh giá dựa trên đất đai, liên lạc và các điều kiện ánh sáng, cũng như khả năng đáp ứng các mục đích khoa học.

NASA đang chuẩn bị phóng tàu không gian Artemis đầu tiên, vào ngày 29-8 tới. Chuyến đi này, được gọi là sứ mệnh Artemis I, sẽ đánh dấu lần đầu tiên NASA phóng tên lửa Hệ thống phóng không gian lớn, có thể đưa một khoang khách Orion trong đó chở phi hành gia, nhưng không có phi hành gia nào trong chuyến này. Tàu sẽ được phóng lên quỹ đạo quanh Mặt trăng khoảng 42 ngày.

Tên lửa và tàu không gian Orion cho sứ mệnh Artemis I đã đến bệ phóng 39B tại Trung tâm không gian Kennedy của NASA ở bang Florida ngày 17-8.

Tỉ phú Jeff Bezos khẳng định sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng

TTO - Tỉ phú Jeff Bezos của Amazon tuyên bố hãng công nghệ vũ trụ Blue Origin do ông sáng lập sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar