23/01/2022 11:00 GMT+7

Nào phải ngẫu nhiên Gen Z 'mê' mạng xã hội

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Việc Gen Z (những người trẻ tuổi sinh từ 1995 - 2010) ngày càng không thể sống thiếu mạng xã hội (MXH) là có nguyên do.

Nào phải ngẫu nhiên Gen Z mê mạng xã hội - Ảnh 1.

Dùng mạng xã hội một cách tỉnh táo sẽ góp phần cải thiện thay vì “thao túng” chất lượng cuộc sống của chúng ta - Ảnh: COTTONBRO

Không phủ nhận những mặt tích cực của MXH, từ góc nhìn của mình, các chuyên gia đa ngành chia sẻ thêm nhiều điều với Nhịp sống trẻ.

MXH hiểu chúng ta... hơn chính chúng ta!

Một trong những nguyên nhân chính khiến con người "nghiện" MXH là do công nghệ thuyết phục (CNTP).

Theo TS chuyên ngành trí tuệ nhân tạo Vũ Duy Thức (ĐH Stanford, Hoa Kỳ), CNTP được thiết kế và phát triển để làm thay đổi sở thích, suy nghĩ và hành vi của người sử dụng. Những công nghệ này dựa vào kết quả nghiên cứu của các ngành tâm lý học, trí tuệ nhân tạo, lý thuyết trò chơi...

"Thông qua các thuật toán hiện đại, hầu hết MXH đều có mục tiêu "giữ chân" người dùng càng lâu càng tốt nhằm đáp ứng mục đích riêng" - TS CNTT Lê Duy Tân (Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST) nói.

TS Duy Tân cho biết do chúng ta hiện có WiFi và 4G khắp nơi nên việc liên tục kiểm tra thông báo, tương tác các MXH trở nên càng thường xuyên và đó là cơ hội để MXH thu thập, phân tích dữ liệu người dùng tối đa. Kho dữ liệu thu về càng nhiều thì MXH càng hiểu chúng ta.

Ngoài ra, do tâm lý sợ bị phán xét nên chúng ta thường ngại hỏi người thân nhiều vấn đề và đi tìm câu trả lời trên Google. Nói cách khác, nhiều MXH hiện hiểu rõ "chân dung" chúng ta hơn cả... người yêu!

"Bằng chứng là năm 2015, các nhà khoa học đến từ ĐH Cambridge (Anh) và ĐH Stanford (Hoa Kỳ) đã công bố một nghiên cứu gây sốc về khả năng các thuật toán của một MXH có thể dự đoán chính xác tính cách của người dùng hơn so với bạn thân và gia đình... chỉ thông qua việc họ đã nhấn nút "thích" gì" - TS Duy Tân nói. 

Chẳng phải ngẫu nhiên giới công nghệ thường ví von về MXH là "Cái gì chúng ta dùng mà trả tiền thì cái đó là sản phẩm. Cái gì chúng ta dùng mà không trả tiền thì chúng ta chính là sản phẩm".

TS Duy Thức cho biết vấn đề tiêu chuẩn đạo đức cho công nghệ là rất quan trọng.

"Một số nền tảng tiêu chuẩn đạo đức căn bản mà các nước tiên tiến đã thiết lập, như là những quy định của khối châu Âu về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân. Theo tôi, đây là những quy định mà chúng ta nên xem xét để áp dụng ở Việt Nam", TS Thức chia sẻ.

Chúng ta nên giúp các bạn trẻ hiểu rằng MXH đang tạo nên những thói quen xấu cho người dùng. Chúng cũng tạo ra chất dopamine trong não bộ, đây là một hình thức để gây nghiện. Nhà trường và gia đình cần tạo điều kiện cho các em sinh hoạt cộng đồng, ngoại khóa... từ đó giới hạn thời gian dùng MXH.

TS Vũ Duy Thức

Gia đình, nhà trường không thể đứng ngoài

Theo TS Duy Tân, công nghệ sinh ra phải để phục vụ con người, vì sự phát triển của con người.

"Nhưng thực tế chứng minh đã có trường hợp nhiều công nghệ, MXH được sử dụng để "thao túng" con người. Chúng tiến hành so sánh hành vi của người dùng với hành vi của những người tương tự để tìm ra phương pháp thuyết phục hiệu quả nhất. Sau đó, các phương pháp này được sử dụng hoặc bán cho các công ty, tổ chức phục vụ cho việc quảng cáo hoặc thay đổi nhận thức về một vấn đề chính trị, văn hóa... 

Tại Nhật, nhà trường bắt buộc chúng tôi phải tham gia một khóa học về "đạo đức nghiên cứu" xoay quanh các nguyên tắc về sự trung thực, tính khách quan, tính chính trực, tôn trọng sở hữu trí tuệ, trách nhiệm xã hội, tuân thủ luật pháp và bảo vệ con người... với mục tiêu đào tạo ra đội ngũ nghiên cứu các sản phẩm phục vụ con người. 

Về phía Nhà nước, tôi nghĩ chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ thông tin người dùng MXH, tránh thông tin người dùng bị lợi dụng và khai thác vào mục đích xấu", TS Duy Tân chia sẻ.

Còn theo TS Duy Thức, vai trò trước nhất của nhà trường và gia đình là giáo dục và truyền thông nhằm giúp các em học sinh, sinh viên có cơ hội sinh hoạt cộng đồng, ngoại khóa... để từ đó giới hạn thời gian dùng MXH, hướng đến hoạt động thực tế nhiều hơn.

Thuật toán đoán được khi nào sẽ... chia tay

TS Duy Thức cho biết với những người dành rất nhiều thời gian trên MXH thì thuật toán có thể rút ra được rất nhiều thông tin sâu về họ, dự đoán những sản phẩm mà họ chưa biết đến nhưng sẽ cảm thấy thích thú, thậm chí có thể dự đoán được khá chính xác trường hợp hai người đang yêu nhau sắp chia tay. Một nghiên cứu khác phản ảnh thông tin MXH có thể quyết định người dùng sẽ bỏ phiếu cho ai trong cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ.

Gen Z, gia đình và mạng xã hội: Cũng tốt mà, miễn đừng 'sống ảo' quá

TTO - "Xa mà gần", đó là cách mà nhiều gia đình có người thân sinh sống xa nhà vẫn gọi đùa với nhau bởi từ ngày có mạng xã hội, mọi khoảng cách như gần lại. Chỉ với chiếc smartphone, một chạm thì mọi người đã có thể kết nối, quan tâm nhau.

CÔNG NHẬT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Gen Z mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar