06/10/2019 16:57 GMT+7

Năng lực làm việc quan trọng hơn xếp loại thứ hạng bằng tốt nghiệp

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Trong khi sinh viên cho rằng xếp loại thứ hạng bằng tốt nghiệp là động lực, mục tiêu phấn đấu, nhưng theo nhiều chuyên gia, điều quan trọng hơn là năng lực làm việc thực sự, văn bằng chỉ là "giấy thông hành".

Năng lực làm việc quan trọng hơn xếp loại thứ hạng bằng tốt nghiệp - Ảnh 1.

Bằng tốt nghiệp đại học do Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cấp năm 2001 không có xếp loại thứ hạng - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo lần 1 lấy ý kiến thông tư về ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự) đã thu hút quan tâm của dư luận.

Chủ trương bỏ xếp loại thứ hạng bằng tốt nghiệp có từ lâu

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, năm 2000-2001, ĐH Quốc gia TP.HCM có chủ trương bỏ xếp loại (khá, giỏi, trung bình) trên bằng tốt nghiệp đại học cấp cho sinh viên các trường thành viên. Chủ trương này thực hiện theo thông lệ quốc tế.

Những năm đầu khi hai đại học quốc gia thành lập và có nghị định riêng thì một số việc được quyền tự chủ riêng. Do vậy, thời điểm đó ĐH Quốc gia TP.HCM có quy định riêng về văn bằng, chứng chỉ dành cho các trường thành viên trong hệ thống. Phôi bằng tốt nghiệp của ĐH Quốc gia TP.HCM thời điểm đó cũng hoàn toàn khác so với phôi của các trường còn lại (sử dụng phôi bằng chung của Bộ GD-ĐT).

Tuy nhiên, sau đó Bộ GD-ĐT ra thông tư về ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ) thống nhất thực hiện trên cả nước, trong đó có yêu cầu xếp loại thứ hạng. Do vậy, những năm sau này ĐH Quốc gia TP.HCM phải thực hiện theo quy định này.

"Dù bằng tốt nghiệp không xếp loại thứ hạng nhưng sinh viên được cấp kèm bảng điểm của toàn khóa học, trong đó có ghi rõ điểm ở các môn khác nhau. Như vậy doanh nghiệp muốn xem xét kỹ thì xem kỹ bảng điểm có thể nắm bắt rõ hơn năng lực học tập của sinh viên và cũng biết được sinh viên tốt nghiệp được xếp loại thứ hạng nào", ông Quân nói.

Xếp loại thứ hạng trên bằng cấp không quan trọng!

Theo nhiều chuyên gia cũng như đại diện các doanh nghiệp, việc xếp loại thứ hạng trên bằng tốt nghiệp hiện không còn quá quan trọng. "Thực tế hiện nay nhiều đơn vị tuyển dụng chủ yếu coi trọng năng lực làm việc, kỹ năng của người lao động, bằng cấp thực tế chỉ là điều kiện cần trong tuyển dụng mà thôi", PGS.TS Vũ Hải Quân cho hay.

TS Trần Thế Hoàng - chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cũng cho rằng: "Thật ra tấm bằng đại học chỉ là một trong những giấy thông hành để các bạn vào đời. Các bạn có thể chọn bậc học phù hợp với năng lực của mình và quan trọng hơn phải trang bị được nhiều kỹ năng, biết áp dụng kiến thức đã học vào công việc. Nhà tuyển dụng không chỉ coi tấm bằng của bạn là đủ mà họ cần năng lực làm việc thực sự của ứng viên".

Bà Ngô Phương Thảo - CEO Anbooks - cho biết trong tuyển dụng các doanh nghiệp thường đưa ra yêu cầu về bằng cấp đối với ứng viên để tuyển chọn được người vào làm việc ở vị trí thích hợp, cần người làm đúng chuyên môn….

"Doanh nghiệp có quan tâm đến thái độ học tập của ứng viên, văn bằng có xếp loại cũng thể hiện phần nào thái độ học tập. Tuy nhiên, thực tế không ít doanh nghiệp không xem xét nhiều đến ứng viên có bằng tốt nghiệp xếp loại thứ hạng nào. Chúng tôi chủ yếu đánh giá ứng viên qua quá trình phỏng vấn để biết năng lực thực sự của họ có đáp ứng tốt vị trí cần tuyển hay không mà thôi. Bằng cấp hay cả CV cũng không quan trọng lắm đâu", bà Thảo nói.

Trong khi một số nhà tuyển dụng khác cho rằng nếu xem xét yếu tố bằng cấp, doanh nghiệp có quan tâm tới tấm bằng của trường nào, sinh viên tốt nghiệp từ các trường có thương hiệu tốt có ưu thế hơn.

TS.BS Võ Văn Nhân, giám đốc Công ty TNHH nha khoa Nhân Tâm (TP.HCM), cũng cho rằng xếp loại trên bằng tốt nghiệp cũng phần nào phản ánh được quá trình và khả năng học tập của mỗi cá nhân, được xem như là yếu tố tham khảo khi so sánh lựa chọn giữa các ứng cử viên có cơ hội ngang bằng nhau. Vì ở thời điểm này chưa thấy rõ năng lực làm việc thực sự tế. Bên cạnh việc áp dụng quy trình tuyển chọn gồm nhiều bước xét hồ sơ, phỏng vấn, thử việc...

"Theo tôi, vấn đề sinh viên ra trường làm việc tốt mới là điều cần, còn bằng giỏi mà năng lực làm việc kém cũng thua. Vì thực tế cho thấy giữa lý thuyết và thực hành là hai chuyện khác nhau. Chúng tôi cần người làm việc giỏi chứ không cần người có bằng cấp xếp loại đẹp", BS Nhân nhấn mạnh.

Nhà tuyển dụng chủ yếu coi trọng năng lực làm việc của ứng viên

Hiện có khá nhiều sinh viên phản ứng, không ủng hộ với dự thảo trên của Bộ GD-ĐT cho rằng xếp loại thứ hạng bằng tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá hay trung bình dù áp lực nhưng cũng là động lực, mục tiêu phấn đấu. Còn doanh nghiệp khi tuyển dụng cũng nhìn vào đó đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

Trong khi nhiều cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) trước đây nhận bằng tốt đại học không có xếp loại thứ hạng thời điểm đó nhiều sinh viên học giỏi bức xúc vì người học trung bình cũng nhận bằng cũng giống mình.

Nhưng sau gần 20 năm ra trường họ thấy chuyện đó không còn quan trọng vì thực tế hiện nay các đơn vị tuyển dụng cũng chủ yếu coi trọng năng lực làm việc, kỹ năng của người lao động, bằng cấp thực tế chỉ là điều kiện cần trong tuyển dụng mà thôi.


TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar