05/10/2017 13:55 GMT+7

Nâng chất lượng, giảm dần lao động phi chính thức

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Có tới gần 2/3 tổng số lao động làm việc ở khu vực phi chính thức nhưng hầu hết họ không được pháp luật bảo vệ, phải chịu thiệt thòi trên cả ba phương diện: chất lượng lao động, phân bố việc làm và thời gian việc làm.

Nâng chất lượng, giảm dần lao động phi chính thức - Ảnh 1.

Đây là thông tin được Tổng cục Thống kê, Viện Khoa học Lao động xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố thông qua Báo cáo về lao động phi chính thức, ngày 4-10 tại Hà Nội.

2/3 tổng số lao động là phi chính thức

Ở Việt Nam, lao động phi chính thức được xác định trên việc làm không chính thức. Theo đó, lao động phi chính thức là lao động tự tạo công việc không có hợp đồng lao động, không được đóng BHXH, BHYT, hay hưởng lương cố định.

Lao động phi chính thức được ký hợp đồng lao động chiếm tỉ lệ rất thấp. Tỉ lệ được ký hợp đồng trên 3 tháng trở lên chỉ khoảng 21,2%. Có 76,7% lao động phi chính thức làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động bằng văn bản liên quan đến công việc đang làm. Cụ thể, 62,1% lao động phi chính thức chỉ thỏa thuận miệng với chủ lao động và 14,6% không có bất cứ một thỏa thuận nào. Như vậy, lực lượng lao động phi chính thức này về mặt an sinh xã hội cũng như tham gia cộng đồng bị thiệt thòi nhiều. Ngoài ra phần thu nhập của họ cũng thấp hơn nhiều so với lao động chính thức, bình quân hàng tháng chỉ bằng hơn một nửa của lao động chính thức

Theo Báo cáo về lao động phi chính thức, có tới gần 2/3 tổng số lao động làm việc ở khu vực phi chính thức, hầu hết họ không được pháp luật bảo vệ, và vì thế họ dễ phải đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi trên cả ba phương diện: chất lượng lao động, phân bố việc làm và thời gian việc làm.

Trong 21 nhóm ngành kinh tế, lao động phi chính thức tập trung chủ yếu ở 3 nhóm ngành chính: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy ( 26,2%); công nghiệp chế biến, chế tạo ( 23,5%) và xây dựng 19,1%.

Báo cáo cũng cho thấy, hơn 90% lao động phi chính thức là lao động không có chuyên môn, kỹ thuật.

Các chuyên gia lao động cho rằng, thách thức lớn nhất của Việt Nam chính là một số lượng lớn lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhưng lại là lao động phi chính thức vì không có hợp đồng, không được đóng BHXH, BHYT… Phần lớn lao động này làm thời vụ, không ký hợp đồng, bị trốn đóng BHXH…

Nâng chất lượng, giảm dần lao động phi chính thức

Ông Chang Hee Lee, Trưởng đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế phi chính thức cũng là thách thức chung của nhiều nước trên thế giới. Để giảm bớt lao động phi chính thức thì phải thúc đẩy việc làm chính thức bằng cách đưa lao động vào làm tại các công ty, có ký kết hợp đồng, lao động được đóng BHXH, mua BHYT…

Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) Trương Anh Dũng cho rằng, muốn thúc đẩy chuyển dịch lao động phi chính thức thì cần tăng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại doanh nghiệp nhằm tái cơ cấu ngành kinh tế. Trọng tâm vẫn phải là đào tạo nghề để nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để rút bớt lao động phi chính thức trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại về khả năng chuyển dịch lao động phi chính thức do hầu hết các hộ kinh doanh cá thể đều không muốn chuyển sang hoạt động doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng việc làm thấp, không có cơ hội để chuyển lao động tự do sang làm việc ở khu vực chính thức.

Ngoài ra, việc "chính thức hóa" khu vực này cũng cần được thực hiện bằng chính sách bảo hiểm xã hội, hơn hết là cần cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp. Lý do được đại diện ILO đưa ra là nếu lợi nhuận của doanh nghiệp không được nâng cao thì sẽ không có động lực để "chính thức hóa" vì hiện nay doanh nghiệp đang phải chịu rất nhiều chi phí.

Hiện tại, ILO đang  hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy chuyển dịch lao động qua triển khai dự án hỗ trợ chuyển hóa lao động phi chính thức sang chính thức tại Việt Nam (Formalisation Project).

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TIS trao học bổng tú tài Mỹ với tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng

Trường Quốc tế TIS đã trao học bổng Tú tài Mỹ tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng cho 9 học sinh xuất sắc trên toàn quốc. Đây là cột mốc trong hợp tác triển khai chương trình Tú tài Mỹ giữa TIS và Trường Saint Thomas More (STM) - bang Connecticut, Hoa Kỳ.

TIS trao học bổng tú tài Mỹ với tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

Chọn trường tiểu học cho con không đơn thuần là chọn một nơi học chữ. Đó là một trong những quyết định đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất của hành trình nuôi dạy một con người tử tế, hạnh phúc.

Chọn trường tiểu học cho con: Điều gì là quan trọng?

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh...

Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.990 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2025

Trường đại học Công nghiệp Hà Nội (Mã trường: DCN) là cơ sở giáo dục đại học công lập với bề dày lịch sử 127 năm xây dựng và phát triển, luôn được đánh giá là cơ sở đào tạo cán bộ kinh tế - kỹ thuật hàng đầu của cả nước.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.990 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2025

Khám phá khoa Năng lượng mới của trường Đại học Điện lực

Trong phòng thí nghiệm yên tĩnh, dưới ánh sáng dịu nhẹ, các bạn trẻ ở độ tuổi đôi mươi chăm chú lắng nghe phần giới thiệu về mô hình thu nhỏ của lò phản ứng thuộc nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ ba của Nhật Bản.

Khám phá khoa Năng lượng mới của trường Đại học Điện lực

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Quyết định của Nhật Bản về việc miễn học phí trung học phổ thông, bao gồm cả các trường tư thục, đang làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc từ các nhà giáo dục và chuyên gia chính sách.

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar