17/03/2018 10:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nạn tranh giả - thực trạng tồi tệ của nền mỹ thuật Việt Nam

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TTO - Bức xúc trước nạn tranh giả, sao chép tranh tràn lan, nhiều họa sĩ tâm huyết đã có cuộc gặp gỡ cùng tìm giải pháp làm minh bạch thị trường mỹ thuật Việt Nam.

Nạn tranh giả - thực trạng tồi tệ của nền mỹ thuật Việt Nam - Ảnh 1.

Bức tranh Phố đêm (trái) của họa sĩ Đào Hải Phong và bức tranh giả được treo tại một nhà hàng do họa sĩ vô tình phát hiện và chụp lại - Ảnh: Đào Hải Phong

Tuy nhiên, cuộc thảo luận đến quá trưa vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hữu hiệu để chấm dứt vấn nạn này.

Họa sĩ Thành Chương dành khá nhiều thời gian nhắc lại vụ việc năm 2016, bức tranh Chân dung cô Kim Anh của ông bị thay tên tác giả thành Tạ Tỵ trong triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu

Nói rồi ông kết luận bằng tiếng thở dài: "Đến giờ phút này vẫn không có cơ quan chức năng nào vào cuộc và kết luận vụ việc này ra sao bởi đơn vị nào cũng có lý do này khác".

Họa sĩ Phạm An Hải kể lại ông từng đến tận nhà người làm tranh giả, người mua tranh giả, có tang chứng, vật chứng nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được lời xin lỗi công khai nào từ người làm tranh giả.

Theo họa sĩ, những sự việc tương tự thế này tái diễn từ rất lâu, rất nhiều lần, các họa sĩ lên tiếng không biết mệt mỏi.

"Có tranh tôi vừa đưa lên Facebook đã bị vẽ nhái ngay. Có người chỉ vẽ nhái khoảng 70-80%. Đây là thực trạng rất tồi tệ của nền mỹ thuật Việt Nam. Các nhà sưu tầm trong và ngoài nước rất hoang mang vì không biết đâu là tranh thật hay tranh giả. Bản thân các nhà sưu tập Việt Nam khó có thể tìm hiểu cặn kẽ quá trình sáng tác của các họa sĩ nên khó phân biệt tranh thật, tranh giả" - họa sĩ Đào An Hải nêu thực trạng.

Để khắc phục tình trạng này, ông đề xuất phải có cơ quan đứng ra bảo vệ quyền lợi của các họa sĩ bằng cách thẩm định để xác định tranh thật, tranh giả. "Hiện nay các cơ sở kinh doanh đều phải được cấp phép, nhưng những nơi mua bán tranh lại không có cơ quan nào đứng ra kiểm soát chất lượng" - ông nói.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long đề xuất để minh bạch thị trường mỹ thuật, trước tiên phải dũng cảm thẩm định lại các tranh đang lưu giữ ở các bảo tàng và chỉ rõ đâu là tranh thật, đâu là tranh giả, đâu là tranh sao chép.

Tôi cảm giác công chúng không tha thiết với tranh thật. Họ chỉ cần tranh giống thật là thỏa mãn. Các họa sĩ đều bất lực, không thể mãi gào lên là tranh của tôi bị làm giả. Muốn bảo vệ thị trường mỹ thuật VN thì phải làm sao để công chúng yêu nghệ thuật nghĩ đến việc từ bỏ tranh giả

Họa sĩ Đào Hải Phong

Phải công khai tên những người làm tranh giả

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng đồng tình thị trường mỹ thuật Việt Nam hỗn độn thật giả như hiện nay bởi số đông người chơi không có nhu cầu mua tranh thật. 

Vậy nên mới có thực trạng chua chát mà giới họa sĩ vẫn nói với nhau là khi còn sống họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ nhiều bao nhiêu thì khi mất rồi ông vẫn vẽ nhiều bấy nhiêu!

Có lẽ đó là lý do nhiều người nước ngoài mặc nhiên coi thị trường tranh Việt Nam là giả. Thậm chí có người còn nói với ông, chưa cần xem tranh thật của họa sĩ Việt Nam nhưng xem tranh giả cũng là yếu tố để xem xét có nên mua hay không!

Ông nêu một lý do nữa, thị trường mỹ thuật hiện nay có đóng góp rất ít với kinh tế đất nước nên khó đòi hỏi Nhà nước đứng ra bảo vệ.

"Việc thẩm định tranh giả, tranh thật là câu chuyện của mỗi cá nhân họa sĩ, cá nhân nhà sưu tập, người chơi tranh, hãng đấu giá. Rất khó đòi hỏi có một cơ quan nào đó đứng ra thẩm định bởi việc này tốn kém và nguy hiểm" - ông Thượng thẳng thắn.

Ông dẫn chứng có những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng thời Đông Dương được làm giả rất nhiều nhưng tinh vi đến nỗi bản thân ông cũng khó phân biệt thật giả.

"Đến lúc cần chỉ đích danh và công khai tên những người làm tranh giả chứ không nên tế nhị nữa. Phải đánh vào danh dự của họ thì mới mong bớt nạn tranh giả. Giới họa sĩ cần thành lập trung tâm bảo vệ bản quyền mỹ thuật để bảo vệ bản quyền các họa sĩ. Nếu thành lập được trung tâm này, tôi sẽ tham gia làm miễn phí" - nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đề xuất.

Chắc chắn uy tín và giá trị của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tranh giả. Tranh của một số họa sĩ hàng đầu Việt Nam còn đang trưng bày, mà tứ phía đã có nhiều cửa hàng treo lên và bán đi bán lại nhiều lần.

Hoạ sĩ, hoặc chủ nhân của những bức tranh bị làm giả, nếu có phát hiện được cũng không thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng. Thậm chí, không thể lên tiếng phản đối.

Họa sĩ hoặc chủ nhân đích thực có đủ bằng chứng để khẳng định tranh của mình là tranh thật. Nhưng bảo vệ quyền lợi chính đáng trong hoàn cảnh pháp luật Việt Nam hiện nay là chuyện không thể nếu chỉ mỗi bản thân họ tự làm.

Ở những thị trường lớn trên thế giới vẫn có chuyện vàng thau lẫn lộn. Chỉ có điều, có sự khác nhau với thị trường Việt Nam về xử lý tranh chấp, về giải quyết hàng giả.

Lê Trung Thành (Ngàn phố Galery, Hà Nội) - Thiên Điểu ghi

TTO - Trong phiên đấu giá Chọn’s số 9 mới đây, chỉ có 1/7 bức tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái được đấu giá thành công, 6 bức còn lại không có người trả giá.

VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar