02/02/2023 14:06 GMT+7

Nấm 'thây ma' có thể tiến hóa để kiểm soát con người?

Trong số 5 triệu loài nấm trên thế giới, có vài trăm loài có thể gây nguy hiểm cho con người, trong đó có nấm 'thây ma'.

Nấm thây ma có thể tiến hóa để kiểm soát con người? - Ảnh 1.

Nấm 'thây ma' lây nhiễm và nảy mầm bên trong cơ thể vật chủ, sau đó sẽ chiếm quyền điều khiển nhận thức của loài đó - Ảnh: STEEMIT

Nấm "thây ma" là gì?

Đó là cách gọi loài nấm thuộc chi CordCordy. Có hàng trăm loài nấm trong chi Cordyceps, mỗi loại lây nhiễm trên một loài côn trùng khác nhau, bao gồm ấu trùng, bướm, kiến, chuồn chuồn, gián, rệp, ong hay bọ cánh cứng.

Bào tử nấm "thây ma" nhiễm và nảy mầm bên trong cơ thể và chiếm quyền điều khiển nhận thức của vật chủ. Khi vật chủ không còn kiểm soát được cơ thể của mình, chúng bò ra khỏi tổ, treo mình trên chiếc lá một cách nguy hiểm và chờ chết. Khi đó, những sợi nấm sẽ đâm xuyên qua cơ thể vật chủ và phát tán bào tử nấm vào không khí.

Trong số 600 loài nấm "thây ma" trong chi CordCordy, chỉ có khoảng 35 loài có thể kiểm soát được bộ não của vật chủ. Chẳng hạn như nấm Ophiocordyceps mononis, lây nhiễm cho kiến.

Các dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng nấm này là vật chủ sẽ có hành vi thất thường và bất thường. Các nhà khoa học cho rằng ký sinh trùng chiếm quyền kiểm soát vật lý đối với vật chủ của nó bằng cách phát triển các tế bào nấm xung quanh não, chiếm quyền điều khiển hệ thần kinh của côn trùng để kiểm soát cơ bắp của nó.

Nhà di truyền học Ivan Will, chuyên gia về nấm tại Đại học Central Florida (Mỹ), cho biết nấm 'thây ma' đã giải phóng một chất hóa học để thay đổi DNA của vật chủ, nhưng chính xác nó thực hiện điều này như thế nào thì thực khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng.

Nhưng đó là một quá trình lâu dài. Rõ ràng là loài nấm này đã ký sinh trong vật chủ và tiến hóa theo thời gian từ rất lâu, ít nhất 45 triệu năm trước.

Con người có nguy cơ bị nhiễm nấm 'thây ma' không?

Câu trả lời là "không rõ ràng". Giải thích về vấn đề này, João Araújo, một chuyên gia về nấm ký sinh tại Vườn bách thảo New York, cho biết: "Để loài nấm này di chuyển sang bất kỳ loài động vật máu nóng nào sẽ cần một quá trình tiến hóa lâu dài. Nếu nấm thực sự muốn lây nhiễm sang động vật có vú thì nó sẽ cần hàng triệu năm biến đổi gene".

Mỗi loài nấm tạo 'thây ma' đều tiến hóa để phù hợp với một loài côn trùng cụ thể, vì vậy các loài nấm độc nhất cũng sẽ ít ảnh hưởng đến sinh vật không phải loài mà chúng tiến hóa để lây nhiễm. Ví dụ, một loại nấm 'thây ma' tiến hóa để lây nhiễm cho một loài kiến ở Thái Lan không thể lây nhiễm cho một loài kiến khác ở Mỹ.

Nếu việc nhảy từ một loài kiến này sang loài kiến khác đã khó, thì việc nhảy loài từ động vật sang người lại càng khó hơn.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, "khó không có nghĩa là không có nguy cơ". Mọi sinh vật trên thế giới này đều đang tiến hóa mỗi ngày, và chúng cũng có thể nhảy loài, biến đổi về "chất" khi đạt đến một "lượng" nào đó.

Ngay cả khi không có mối đe dọa từ nấm 'thây ma' ký sinh thì vẫn có rất nhiều loại nấm khác đáng sợ hơn với con người.

Nhiệt độ có thể là một yếu tố quyết định việc lây nhiễm này.

Ước tính có hàng triệu loài nấm tồn tại trên thế giới và vài trăm loài được biết là nguy hiểm đối với con người. Một điều đã bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm nấm nghiêm trọng là cơ thể ấm áp của chính chúng ta. Ở nhiệt độ khoảng 37 độ C, cơ thể con người quá nóng để hầu hết các loài nấm lây lan bệnh nhiễm trùng.

Nhưng một trong những lý do khiến chúng ta bị nấm da là chúng có thể chui vào giữa các nếp gấp của da. Đó là những nơi ẩm ướt, tối tăm, mát hơn nhiệt độ chung của cơ thể nên nấm có thể sinh sôi nảy nở.

Khi Trái đất nóng lên, sự thay đổi giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể sẽ không còn quá lớn. Điều đó sẽ giúp các loài nấm đã tiến hóa dễ dàng chịu được nhiệt độ nóng hơn ngoài trời cũng có thể tồn tại bên trong cơ thể con người.

Có một loài nấm có khả năng lây nhiễm cho người mà các nhà khoa học cho rằng có thể do nhiệt độ ấm lên, được gọi là Candida auris. Loài nấm này thậm chí còn chưa được khoa học biết đến cho đến năm 2007. Nhưng vào năm 2011 và 2012, nó bất ngờ được tìm thấy ở ba lục địa khác nhau và nhanh chóng trở thành mối quan tâm lớn.

Khi xâm nhập vào máu, nấm Candida auris sẽ biểu hiện các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng do vi khuẩn. Đối với những người có hệ thống miễn dịch kém sẽ gặp phải hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Loài nấm ảo giác biến vật chủ thành 'thây ma' nghiện tình dục

TTO - Các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy một quần thể ve sầu bị nhiễm một loại nấm ký sinh kỳ lạ, biến chúng thành xác sống lúc nào cũng bị ám ảnh phải giao phối.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar