03/08/2017 08:25 GMT+7

Nam giới ngày càng ít… tinh trùng

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Trước đây mỗi mililit tinh trùng ở nam giới châu Âu có đến 60-100 triệu con, nhưng con số này ngày càng giảm, và năm 1999 mỗi mililit chỉ có trên 20 triệu con tinh trùng được xếp vào nhóm bình thường.

Đến năm 2010 con số này là trên 15 triệu đã xếp vào nhóm bình thường!

Bên lề hội thảo chào mừng những em bé sinh ra từ trứng đông lạnh và tinh trùng bất động 100%, được tổ chức tại Hà Nội ngày 2-8, bác sĩ (BS) Vương Vũ Việt Hà (Trung tâm IVF Bệnh viện Bưu điện) cho hay VN cũng lấy chuẩn tương tự như trên, nhưng những nam giới có dưới 5 triệu con tinh trùng/ml sẽ khó có con tự nhiên hơn so với thông thường.

Tỉ lệ nam giới có ít, thậm chí không có tinh trùng, tinh trùng dị dạng… chiếm tới 30-40% số nam giới đến khám vô sinh ở trung tâm này.

Nam giới ngày càng… yếu

Lập gia đình cuối năm 2013 nhưng đến 2015 vợ chồng anh Trần Quốc H. ở Ninh Bình vẫn chưa thấy có tin vui. Anh H. ngạc nhiên khi mình sinh năm 1984, vợ anh sinh năm 1992 (tức là đều rất trẻ) mà chậm có con chắc là có bất thường.

Vì còn e ngại, anh không đi bệnh viện khám mà tìm đến các ông lang để được bắt mạch, uống thuốc, nhưng uống mãi cũng không thấy hiệu quả.

Cuối 2015, anh H. và bà xã lên mạng tìm hiểu về căn bệnh vô sinh, rồi cả hai vợ chồng lên Hà Nội khám bệnh. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy 100% tinh trùng của anh H.... bất động.

“Lúc đó các BS nói với trường hợp như của tôi thì không phải 100% tinh trùng bất động là tinh trùng chết, nhưng do tinh trùng không có khả năng di động nên ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Các BS chọn những con còn sống để làm thụ tinh trong ống nghiệm, tôi là trường hợp may mắn khi thành công ngay lần thụ tinh ống nghiệm đầu tiên, hiện vợ chồng chúng tôi có hai cháu gái sinh đôi cùng 11 tháng tuổi”- anh H. cho biết.

Theo BS Nguyễn Thị Nhã, trưởng Trung tâm IVF Bệnh viện Bưu điện, anh H. là một trong không ít trường hợp tinh trùng bất động, ít tinh trùng đã đến khám ở trung tâm.

Ngày 1-8, có một người bệnh nam mà các BS phải chọn trong vòng 4 giờ mới “thu hoạch” được 20 con tinh trùng sống, lý do là người nam này có quá ít tinh trùng và trong quá trình thụ tinh ống nghiệm các BS đã lấy được 20 trứng của người vợ. “Người chồng có quá ít tinh trùng nên chúng tôi phải bắt mãi mới được một con, 4 giờ mới được 20 con để đủ cho số trứng đã lấy”- BS Nhã chia sẻ.

Yếu tinh trùng do lối sống hiện đại

BS Nhã cho biết khoảng 30-40% nam giới vô sinh đến khám tại trung tâm gặp các vấn đề liên quan đến tinh trùng, như ít hoặc không có tinh trùng, tinh trùng dị dạng như đầu hình kim hoặc hình tròn, khả năng đâm xuyên qua trứng giảm sút và khả năng thụ tinh tự nhiên cũng giảm sút.

Có nhiều trường hợp vô sinh thứ phát (đã có một con nhưng sau này số lượng tinh trùng giảm sút nhiều, không có thêm con nếu không hỗ trợ sinh sản) ở nam giới.

Về căn nguyên nam giới có xu hướng “yếu” đi, BS Hà cho rằng tuy chưa có những khảo sát cụ thể, nhưng lối sống hiện đại, các loại sóng và tia, các chất kích thích và độc hại trong môi trường và cuộc sống đã ảnh hưởng nhiều đến số lượng, chất lượng tinh trùng.

“Tinh trùng đóng góp 50% khả năng có thai, chất lượng và số lượng tinh trùng trên đà giảm chung dẫn đến tỉ lệ các cặp vợ chồng phải sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản sẽ ngày càng nhiều”- BS Hà cho biết.

Trong số nam giới đã khám gần đây, BS Nhã cho rằng có 20-30% có số lượng tinh trùng dưới 5 triệu/ml. Các BS khuyên các quý ông thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, thuốc lá, ngủ đủ giấc (nên ngủ trước 11h đêm hằng ngày), ăn đầy đủ đặc biệt là vitamin và đạm, tăng cường vận động để tăng chuyển hóa và tăng cường thể lực.

Một số chuyên gia y tế cũng cho rằng các quý ông cũng nên hạn chế dùng liên tục những thiết bị có các loại sóng và tia. Nếu có trục trặc, các quý ông nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và có chỉ định phù hợp.

Theo BS Nhã, trước đây những trường hợp tinh trùng bất động hoàn toàn đều phải tìm tinh trùng hiến tặng để làm thụ tinh ống nghiệm, nhưng nay các BS sẽ nhuộm để xem có tinh trùng còn sống trong mẫu, sau đó chọn và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

“Nhiều nam giới e ngại, thậm chí có người nghĩ là nếu phải hỗ trợ sinh đẻ thì sợ không đúng là con mình nên không chịu đến bệnh viện ngay khi có trục trặc. Nhiều ông thường uống thuốc đông y hay đi bắt mạch trước và kết quả nhận được rất hạn chế

BS Nguyễn Thị Nhã

 
LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar