s\u00e1ch d\u1ecbch, nh\u1ea5t l\u00e0 s\u00e1ch d\u1ecbch v\u0103n h\u1ecdc, \u0111ang ra sao?" />
21/09/2003 15:48 GMT+7

Văn học dịch: Hiện trạng đáng buồn!

LÝ ĐỢI thực hiện
LÝ ĐỢI thực hiện

TTCN (TP.HCM) - Các dịch "giả" thì cứ vô tư dịch, còn các nhà dịch (thiệt) thì lo âu báo động. Thị trường sách dịch, nhất là sách dịch văn học, đang ra sao?

Nhà nghiên cứu - dịch giả Nhật Chiêu:

Dịch thuật đang nằm trong tình trạng cực kỳ đáng buồn

Phóng to
Nhà nghiên cứu - dịch giả Nhật Chiêu
Khi mới nhìn vào ngăn văn học nước ngoài ở các nhà sách, nếu không am hiểu ta dễ choáng ngợp vì tưởng nó nhiều và đầy đủ; nhưng thật ra chẳng đáng vào đâu. Bởi đa phần là các tác phẩm best-seller hay tác phẩm cũ dịch lại, và thường khá thiên lệch và sao chép.

Ví như tác phẩm của Quỳnh Dao, Hemingway thì được dịch đến phát nhàm. Ví như bản Nghìn lẻ một đêm mới đây, người dịch sau phải đến xin lỗi dịch giả trước vì những cẩu thả của mình. Ví như cuốn thơ Đường mới xuất hiện, ta mừng lắm nhưng lại thất vọng ngay vì chỉ toàn những bài mà các tác giả trước đã dịch, và dịch chẳng có gì mới.

Nói chung dịch thuật đang nằm trong tình trạng cực kỳ đáng buồn; bởi nó manh mún, tản mạn và không có định hướng gì hết. Còn lâu chúng ta mới làm được một cái gì tương tự như "tủ sách văn học thế giới" mà Nga đã làm.

Theo tôi, nếu bản dịch trước còn dùng được thì không nên dịch thêm nữa, vì những tác phẩm đáng để dịch còn quá nhiều và bạn đọc cũng đang cần những bản dịch tác phẩm mới.

Tại sao dịch lại Âm thanh và cuồng nộ mà không dịch Nắng tháng tám - một kiệt tác khác của W. Faulkner. Cho nên dịch đi dịch lại có khi chưa thật cần thiết vì mặt bằng dịch thuật của chúng ta hiện còn quá thưa và yếu kém.

Nhà ngôn ngữ - dịch giả Cao Xuân Hạo:

Có những bản dịch văn học khiến người đọc băn khoăn: không biết người dịch có học qua Tiếng Việt bao giờ chưa?

Phóng to
Nhà ngôn ngữ - dịch giả Cao Xuân Hạo
Đầu tiên, phải nói ngay rằng có những bản dịch văn học gần đây khiến người đọc băn khoăn tự hỏi: không biết người dịch có học qua Tiếng Việt bao giờ chưa?

Trong chuyện dịch, nhiều người hay nói đến ba chữ: "tín, đạt, nhã" và nghĩ rằng tín là dịch sát nguyên tác từng chữ. Mà dịch từng chữ ai cũng biết là có nguy cơ sai đến 50%, vì một văn bản dịch luôn có nhiều yêu cầu hơn chuyện từ ngữ.

Theo tôi, nếu bản dịch mà dở hơn nguyên tác đã là không tín - không trung thành rồi. Còn thế nào là đạt, nhã? Dịch một câu chửi tục có cần nhã không? Hình như trong cái công thức ba chữ này "tín" được quan niệm hoàn toàn sai.

Còn chuyện dịch đi dịch lại một tác phẩm nào đó thì cũng bình thường thôi, nhất là những tác phẩm kinh điển. Hoặc vì người sau không thỏa mãn với bản dịch của người trước và muốn dịch hay hơn. Hoặc vì do tình cờ mà dịch trùng nhau.

Ví dụ khi dịch Khải hoàn môn của E. M. Remarque, tôi không biết đã có bản dịch trước đó vì tên nó là Tình yêu bên bờ vực thẳm.

Còn nhớ, khi dịch Chiến tranh và hòa bình tôi mới biết bên Pháp có ông Henri Mongault chê L.Tolstoy không biết viết văn nên ông ta phải sửa lại khá nhiều khi dịch tác phẩm này. Mà sửa nguyên tác thì cũng giống như dịch qua một bản dịch khác, rất khó tránh khỏi những sai lệch và ấu trĩ .

Nhà Hán học - dịch giả Nguyễn Tôn Nhan:

Phải tuân thủ tinh thần "tín, đạt, nhã"

Phóng to
Nhà Hán học - dịch giả Nguyễn Tôn Nhan
Theo tôi, đã là tác phẩm kinh điển, cổ điển thì có dịch nhiều lần cũng bình thường thôi; vì thường mỗi người dịch mỗi kiểu. Mà khi đã có chuyện mỗi người mỗi kiểu thì không nên có khái niệm dịch đi dịch lại (dịch nhiều không có nghĩa là dịch lại); và càng không thể có ý muốn là dịch để hay hơn hay dở hơn.

Một bản dịch (nhất là chữ Hán) đầu tiên phải thuyết minh rõ là dựa theo bản nguyên tác nào; sau nữa phải giới thuyết là dịch để phục vụ ai, vì mỗi giới có mỗi yêu cầu khác nhau (giới nghiên cứu khác giới phổ thông); cuối cùng là phải tuân thủ tinh thần "tín, đạt, nhã" (tín: đúng, đạt: gần sát nguyên tác, nhã: hay).

Có thể nói chúng ta dịch còn quá ít, cũng tác phẩm Đạo đức kinh, bản dịch bạch thoại có hàng ngàn, phương Tây có hàng trăm, chúng ta có khoảng một chục; và nhìn chung người dịch thường hay tỏ ra cao đạo, mà những ai tỏ ra cao đạo thì thường làm chẳng bao nhiêu và dịch chẳng ra gì.

Dịch giả Phạm Viêm Phương:

Chúng ta không có một nỗ lực triệt để trong vấn đề dịch thuật

Phóng to
Dịch giả Phạm Viêm Phương
Một bản dịch hay phải chuyển tải được nội dung tác phẩm cho thế hệ hôm nay và không phản bội lại nguyên tác. Mỗi bản dịch có một thời gian và không gian sống nhất định, không thể đọc mãi được, cho nên dịch lại là tất yếu.

Còn khi dịch thì chắc chắn phải có phản, vì không có hai ngôn ngữ - hai cách nghĩ - hai nền văn hóa thật sự trùng khít nhau. Song người dịch là chiếc cầu nối, khi ngôn ngữ mẹ đẻ người đó không tốt, lại phải dịch qua bản dịch (dù bản dịch hay) thì mầm mống của thất bại đã bắt đầu và chiếc cầu sẽ tự sụp.

Nhiều người rất ngạc nhiên là tại sao chúng ta đã có một ngôn ngữ độc lập nhiều thế kỷ nhưng lại không có một nỗ lực triệt để trong vấn đề dịch thuật.

Bởi khi không có một tổ chức chung, không có một nhà xuất bản lớn đứng sau thì rất khó để giới thiệu trọn vẹn một tác giả, một vấn đề cụ thể nào. Mà khi không giới thiệu được chuyện của người, thì cũng có nghĩa là không giới thiệu được chuyện của mình; bởi ngôn ngữ vô tình đã bị ngăn cách bởi những giới hạn đơn lẻ.

LÝ ĐỢI thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Thông qua kể chuyện bằng hình ảnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Khánh Vũ Khoa đã khắc họa sống động hơi thở cuộc sống người dân xứ dừa qua bộ ảnh ‘Bến Tre - người và đất’.

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Từ lâu văn học nghệ thuật đã thiếu những Đông Ki Sốt. Người tốt ngày một trở nên lẻ loi, xa vắng trong văn học nghệ thuật. Đến lúc các nhà văn cần phải dắt tay đưa người tốt trở lại văn học nghệ thuật.

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Khát vọng vương quyền được Sân khấu Chí Linh - Vân Hà quay hình và tải lên mạng xã hội để phục vụ khán giả yêu cải lương. Tú Sương và Võ Minh Lâm tiếp tục là đôi tình nhân nhiều trắc trở.

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Đằng sau những giờ chẩn đoán, phẫu thuật cho người bệnh tai - mũi - họng, bác sĩ Đặng Hoài Anh (37 tuổi) còn là một nhiếp ảnh gia với những chuyến độc hành tìm kiếm chính mình qua khung ảnh.

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Ca sĩ Shim Jae Hyun qua đời ở tuổi 23: 'Xin lỗi vì anh không thể ở bên em trong chuyến đi cuối cùng'

Ngày 2-7, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin Shim Jae Hyun - cựu thành viên nhóm nhạc nam Fable - qua đời vào ngày 30-6 sau thời gian chống chọi với bệnh bạch cầu.

Ca sĩ Shim Jae Hyun qua đời ở tuổi 23: 'Xin lỗi vì anh không thể ở bên em trong chuyến đi cuối cùng'

Không béo, ít calo, trái cây tươi: Bí quyết giúp cà phê Luckin Coffee hút giới trẻ

Sự xuất hiện của Luckin Coffee - chuỗi cà phê phát triển nhanh bậc nhất Trung Quốc - tại New York đang làm chao đảo thị trường Mỹ, với chiến lược định giá gây sốc và công nghệ phục vụ hiện đại.

Không béo, ít calo, trái cây tươi: Bí quyết giúp cà phê Luckin Coffee hút giới trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar