26/12/2019 16:16 GMT+7

Năm 2019 - năm đột phá của liệu pháp gen

TTXVN
TTXVN

Năm 2019 đánh dấu những sự đột phá trong nghiên cứu và thí nghiệm lâm sàng về các liệu pháp gen - một trong những lĩnh vực nghiên cứu y tế đang phát triển nhất ở thời điểm hiện tại.

Năm 2019 - năm đột phá của liệu pháp gen - Ảnh 1.

Cô Victoria Gray đóng gói đồ để chuẩn bị xuất viện sau khi được chữa chứng rối loạn di truyền bằng liệu pháp gen

Trong năm 2019, nhờ liệu pháp chỉnh sửa gen, một bà mẹ ở Nashville, bang Tennessee (Mỹ) bị mắc chứng rối loạn di truyền đã được chữa khỏi dù trước đây không có phương pháp điều trị.

Sự phục hồi kỳ diệu của bệnh nhân Victoria Gray từ căn bệnh hồng cầu lưỡi liềm nhờ liệu pháp chỉnh sửa gen đã đem lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân trên thế giới.

Các bác sĩ lấy máu của người phụ nữ 34 tuổi này để tìm nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác, theo đó các tế bào gốc trong tủy xương của cô tạo ra các tế bào hồng cầu có hình dáng bất thường.

Sau đó, các tế bào gốc được chuyển tới một phòng thí nghiệm ở Scotland. Tại đây, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ Crispr/Cas9 để chỉnh sửa ADN của cô.

Tiếp theo, những tế bào đã được chỉnh sửa được truyền lại vào ven và tủy xương của bệnh nhân.

Một tháng sau, cơ thể của Gray có thể tự tạo ra những tế bào máu bình thường.

Gray chia sẻ giờ đây, cô có thể dành nhiều thời gian cho gia đình mà không phải lo lắng về nỗi đau mà căn bệnh quái ác gây ra hay những lần phải nhập viện khẩn cấp.

Tại Đức, một thiếu nữ 19 tuổi mắc bệnh tan máu bẩm sinh cũng được điều trị bằng phương pháp tương tự. Cô gái từng phải truyền máu 16 lần mỗi năm. Sau 9 tháng điều trị tích cực, giờ đây cô đã hoàn toàn thoát khỏi gánh nặng này.

Kỹ thuật Crispr là thành tựu đột phá mới nhất trong lĩnh vực liệu pháp gen mà giới khoa học đạt được trong thời gian qua. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã chỉnh sửa ADN của các sinh vật hay thực vật như ngô và cá hồi.

Tuy nhiên, kỹ thuật Crispr, được phát minh vào năm 2012, giúp việc chỉnh sửa gen được tiếp cận rộng rãi hơn. Phương pháp này được đánh giá đơn giản hơn nhiều so với công nghệ trước với các ưu điểm như ít tốn kém hơn và dễ dàng ứng dụng trong các phòng thí nghiệm nhỏ.

Các nhà khoa học có thể chèn gen bình thường vào những tế bào chứa gen lỗi. Phương pháp này có hiệu quả như tạo ra những tế bào hồng cầu bình thường như trường hợp của Gray, hoặc tạo ra những tế bào máu trắng tiêu diệt các khối u ở bệnh nhân ung thư. Công nghệ Crispr thậm chí còn tiến xa hơn là thay vì chèn thêm gen, nó giúp chỉnh sửa cả hệ gen.

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và thí nghiệm lâm sàng về chỉnh sửa gen đối với các bệnh rối loạn di truyền, năm 2019 chứng kiến một dấu mốc lịch sử, khi nhà chức trách cho phép ứng dụng liệu pháp gen đầu tiên để điều trị các bệnh về thần kinh và cơ tại Mỹ, cũng như bệnh lý về máu tại Liên minh châu Âu.

Tổng cộng đã có 8 liệu pháp gen được chấp thuận trong những năm gần đây để điều trị một số bệnh ung thư nhất định và bệnh khiếm thị bẩm sinh.

Ông Serge Braun, giám đốc khoa học thuộc Hiệp hội nghiên cứu về chứng loạn dưỡng cơ của Pháp, đánh giá năm 2019 là một bước ngoặt hứa hẹn sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng y khoa trong tương lai.

Tuy nhiên, một vấn đề với các liệu pháp gen là chi phí đắt đỏ, lên tới 2 triệu USD, điều này có nghĩa là các bệnh nhân phải đối mặt với quá trình thương lượng cực kỳ khó khăn với công ty bảo hiểm.

Ngoài ra, liệu phép gen còn đi kèm theo một chế độ dinh dưỡng phức tạp mà chỉ có thể thực hiện được tại các nước giàu.

Victoria Gray thừa nhận không thể thực hiện liều pháp điều trị gen tại một bệnh viện cộng đồng thông thường gần nhà.

Một trở ngại nữa là lo ngại về việc các liệu pháp gen sẽ bị lợi dụng cho các mưu đồ xấu, như sử dụng việc điều chỉnh gen, làm thay đổi gen để tạo ra các loại vũ khí sinh học.

Cho dù còn những trở ngại như trên, các nhà nghiên cứu vẫn dự đoán số liệu pháp gen được chấp thuận đưa vào ứng dụng sẽ tăng lên 40 vào năm 2022, tập trung chủ yếu điều trị ung thư, các bệnh về cơ, mắt và hệ thần kinh.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh các loại thực phẩm chức năng giả bị công an Hà Nội phát hiện, thu giữ

Các nghi phạm khai nhận đã sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế giả từ năm 2020 và bán trên tất cả các hiệu thuốc, bệnh viện rải rác trên toàn quốc.

Hình ảnh các loại thực phẩm chức năng giả bị công an Hà Nội phát hiện, thu giữ

Thu hồi toàn quốc lô kem chống nắng ghi nhãn SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Thu hồi toàn quốc lô kem chống nắng ghi nhãn SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4

Đàn ông có nguy cơ tử vong cao hơn vì hội chứng 'trái tim tan vỡ'

Hội chứng 'trái tim tan vỡ' xảy ra do căng thẳng về mặt thể chất cũng như cảm xúc. Theo nghiên cứu mới đây, đàn ông có nguy cơ tử vong vì hội chứng này cao gấp đôi phụ nữ.

Đàn ông có nguy cơ tử vong cao hơn vì hội chứng 'trái tim tan vỡ'

Công an Hà Nội phá chuyên án 100 tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả

Công an thành phố Hà Nội vừa phá chuyên án, bắt giữ 7 nghi phạm, thu giữ trên 100 tấn thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả trên địa bàn toàn quốc.

Công an Hà Nội phá chuyên án 100 tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Công ty cổ phần Y dược LanQ - cấu kết cùng đồng phạm chiếm đoạt 18,1 tỉ của BHXH tỉnh Bắc Giang và của người dân chi trả.

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar