18/01/2021 06:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Na Uy phát cảnh báo 23 ca tử vong sau tiêm vắcxin ngừa COVID-19

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Chỉ sau 10 ngày, cơ quan chức năng của Na Uy phải phát đi cảnh báo về tình trạng người tử vong sau khi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp phát triển.

Na Uy phát cảnh báo 23 ca tử vong sau tiêm vắcxin ngừa COVID-19 - Ảnh 1.

Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho người cao tuổi - Ảnh: AFP

Chắc chắn là có những người phải bị phản ứng phụ, nhưng vắcxin là con đường đáng tin cậy nhất để thoát khỏi đại dịch này. Không thể nào có nguy cơ bằng 0 được.

Benoît Barbeau (nhà virus học, giáo sư ĐH Québec, Canada)

Ngày 5-1, Cơ quan Dược phẩm Na Uy đã thông báo về việc hai người tử vong sau khi được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 ở nước này. Thông báo nêu rõ: "Ngày 5-1, chúng tôi nhận được báo cáo về hai trường hợp tử vong xảy ra vài ngày sau khi tiêm chủng". 

Chính quyền Na Uy tiêm chủng cho người dân bằng loại vắcxin của Pfizer/BioNTech, bắt đầu từ ngày 27-12-2020. Nhà dưỡng lão ở Oslo là nơi đầu tiên được tiêm chủng.

Ghi nhận dị ứng ở Mỹ

Đến ngày 15-1, số ca tử vong sau tiêm vắcxin đã lên con số 23, và chính quyền Na Uy phải phát đi cảnh báo. Thông báo cho biết trong số trường hợp tử vong nêu trên có 13 ca đã được giải phẫu tử thi để tìm hiểu nguyên nhân tử vong. Các kết quả ban đầu cho thấy những tác dụng phụ từ vắcxin nêu trên có thể đã gây ra những phản ứng mạnh hơn ở những người cao tuổi có bệnh nền.

Theo Viện Sức khỏe cộng đồng của Na Uy, "với những người cao tuổi yếu ớt, thậm chí những tác dụng phụ tương đối nhẹ cũng có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Với những người gần đất xa trời, hiệu quả của vắcxin có thể cũng không đáng kể".

Do vậy, Viện Sức khỏe cộng đồng của Na Uy đã đưa ra điều chỉnh cho hướng dẫn tiêm phòng vắcxin ngừa COVID-19, trong đó bổ sung các chỉ dẫn thận trọng hơn khi tiêm chủng cho người cao tuổi.

Cũng trong thời gian này, vào ngày 6-1 Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 1/100.000 người được thử nghiệm vắcxin của Pfizer/BioNTech đã bị sốc mẫn cảm nặng. Tuy nhiên, CDC khẳng định các lợi ích miễn dịch lớn hơn nhiều so với các nguy cơ tác dụng phụ.

Số liệu của CDC cho thấy 21 trường hợp sốc mẫn cảm sau khi được tiêm vắcxin thử nghiệm trong số gần 2 triệu liều tiêm từ ngày 14 đến 23-12-2020, tương đương với trung bình 11,1 ca dị ứng trên 1 triệu liều tiêm. 

Nếu so sánh, các vắcxin ngừa cúm gây ra 1,3 ca dị ứng trên tổng số 1 triệu liều tiêm, tỉ lệ bị sốc mẫn cảm đối với vắcxin của Pfizer cao hơn khoảng 10 lần. Các triệu chứng sốc mẫn cảm bao gồm phát ban, nổi mề đay, phồng lưỡi, khó thở, khản giọng, rộp môi, buồn nôn và khô cổ.

Một quan chức cấp cao của CDC - bà Nancy Messonnier - cho biết các ca dị ứng vẫn "đặc biệt hiếm" và việc tiêm vắcxin vẫn đem lại lợi ích cho nhiều người, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang gây ra những mối nguy hiểm lớn hơn đối với sức khỏe con người. Hơn nữa, bà Messonnier nhấn mạnh rằng họ đã biết cách xử lý bệnh dị ứng và có cung cấp thuốc chữa (epinephrine) tại nơi tiêm chủng.

WHO đã phê duyệt

Cơ quan chức năng Mỹ từng phát cảnh báo đối với cả hai vắcxin mà nước này phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp, một của Pfizer và một của Moderna, đồng thời khuyến cáo những người có lịch sử dị ứng với các thành phần của vắcxin không nên đi tiêm. Người nào có phản ứng nặng sau liều đầu tiên cũng được khuyên không nên tiêm liều thứ hai. Mỹ đang điều tra để xác định nguyên nhân dẫn đến dị ứng.

Vắcxin Pfizer/BioNTech đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê chuẩn lưu hành khẩn cấp vào ngày 31-12-2020, mở đường cho các quốc gia trên toàn thế giới nhanh chóng phê duyệt nhập khẩu và phân phối loại vắcxin này.

WHO đã triệu tập các chuyên gia của tổ chức này và chuyên gia ở khắp nơi trên thế giới để đánh giá tính "an toàn, hiệu quả và chất lượng", đồng thời cân nhắc lợi ích và rủi ro của việc tiêm vắcxin Pfizer/BioNTech. Theo đó, xác định vắcxin Pfizer/BioNTech đáp ứng tiêu chí bắt buộc về an toàn và hiệu quả theo quy định của WHO, trong khi lợi ích của việc tiêm vắcxin này vượt trội những rủi ro tiềm tàng.

WHO cho biết việc phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vắcxin của Pfizer/BioNTech mở đường cho các cơ quan quản lý ở các nước phê duyệt việc nhập khẩu và phân phối vắcxin này. Quyết định này cũng tạo điều kiện cho Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), tổ chức đóng vai trò hậu cần quan trọng trong phân phối vắcxin phòng ngừa bệnh COVID-19, cũng như Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) mua vắcxin cho những quốc gia có nhu cầu.

95 triệu

Đó là số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tính đến 15h30 chiều 17-1 (giờ Việt Nam), theo trang thống kê worldometers.info. Mỹ tiếp tục là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 24.306.043 ca nhiễm, khiến 405.261 người tử vong. Châu Âu vẫn là khu vực có tốc độ lây nhiễm cao nhất với 27.338.980 ca, trong đó 623.738 ca tử vong.

Na Uy cảnh báo về vắc xin COVID-19 của Pfizer, ít nhất 23 người chết sau tiêm

TTO - Ít nhất 29 người đã chết sau khi tiêm mũi vắcxin (vaccine) COVID-19 đầu tiên tại Na Uy. Nhà chức trách cảnh báo vắc xin (vaccine) nguy hiểm cho người già, yếu, có bệnh nan y.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar