11/07/2020 17:19 GMT+7

Myanmar nói nuôi tê tê, hổ...để giảm săn trộm, các nhà bảo tồn nói ngược lại

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Myanmar vừa sửa luật cho phép nuôi hổ, tê tê và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác. Các nhà bảo tồn cảnh báo động thái này có thể làm tăng thêm nhu cầu đối với các sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm.

Myanmar nói nuôi tê tê, hổ...để giảm săn trộm, các nhà bảo tồn nói ngược lại - Ảnh 1.

Tê tê là một trong những động vật hoang dã bị khai thác cạn kiệt do nhu cầu lớn từ Trung Quốc và các thị trường khác - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Pháp AFP, Myanmar vốn là một trung tâm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, do nhu cầu lớn từ nước láng giềng Trung Quốc. Trị trường ngầm này trị giá khoảng 20 tỉ USD trên thế giới.

Tháng 6-2020, Bộ Lâm nghiệp của Myanmar đã lặng lẽ bật đèn xanh cho các cơ sở nuôi nhốt thú tư nhân, cho phép họ nuôi và nhân giống 90 loài - trong đó hơn 20 loài được xếp vào danh mục đang bị đe dọa hoặc cực kỳ nguy cấp - vì mục đích thương mại.

Động thái này khiến các nhóm bảo tồn bất ngờ. Bộ Lâm nghiệp của Myanmar cho rằng việc hợp pháp hóa nuôi nhốt và cho sinh sản động vật hoang dã nhằm làm giảm nạn săn trộm và gây giống bất hợp pháp. 

Theo đó, hổ (được cho là chỉ còn 22 con ở Myanmar), tê tê, voi, cá heo Ayeyarwady, cá sấu Xiêm và nhiều loài đang bị đe dọa nghiêm trọng khác có thể được nhân giống để lấy thịt và da.

Tuy nhiên, các nhà bảo tồn phản biện rằng nuôi nhốt vì mục đích thương mại động vật hoang dã sẽ hợp pháp hóa việc tiêu thụ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và thúc đẩy nhu cầu của thị trường về lâu dài.

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Động Thực vật thế giới (FFI) cùng ra tuyên bố chung khẳng định: "Thực tế đã chứng minh nuôi nhốt để kinh doanh động vật hoang dã làm tăng hành vi buôn bán trái phép chúng, tạo ra một thị trường song song và thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm động vật hoang dã".

Các chuyên gia lo ngại Myanmar không đủ khả năng quản lý việc mua bán này cũng như quản lý những rủi ro của dịch bệnh lây từ động vật sang con người, vốn có thể tạo nên đại dịch COVID-19 tiếp theo.

CITES - Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng, cho phép nuôi và cho sinh sản một số loài có nguy cơ tuyệt chủng nhưng các cơ sở phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt.

1977 Vlog đến làng Vũ Đại, 'phát hiện' Chí Phèo săn tê giác, tê tê...

TTO - Trong vlog 'Tiếng gọi vùng hoang dã', 1977 Vlog kêu gọi không tiêu thụ động vật hoang dã vì các loài này có thể lây nhiễm dịch bệnh.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar