31/01/2025 16:44 GMT+7

Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng để chuẩn bị bầu cử

Hôm 31-1, chính quyền quân sự Myanmar đã kéo dài tình trạng khẩn cấp ở nước này thêm sáu tháng nữa, để chuẩn bị tổ chức bầu cử.

Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng để chuẩn bị bầu cử - Ảnh 1.

Các thành viên của Lực lượng Phòng vệ nhân dân Mandalay (MDY-PDF) huấn luyện tại bang Shan, phía bắc Myanmar - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin Reuters, chính quyền quân sự Myanmar hôm 31-1 đã gia hạn tình trạng khẩn cấp ở nước này thêm sáu tháng nữa, để chuẩn bị tổ chức bầu cử.

“Vẫn còn nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành để tổ chức một cuộc bầu cử thành công. Đặc biệt, sự ổn định và hòa bình là điều cần thiết đối với một cuộc bầu cử tự do và công bằng”, Reuters dẫn thông tin từ Hãng tin địa phương Myanmar Digital News.

Theo Hãng tin AFP, cuộc bầu cử mà chính quyền quân sự Myanmar đã hứa từ lâu sẽ chỉ có thể tổ chức vào nửa cuối năm 2025, do không thể tổ chức bầu cử trong thời gian chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp.

Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cho biết hòa bình và ổn định vẫn là điều cần thiết trước khi tình trạng khẩn cấp có thể được dỡ bỏ và tổ chức bỏ phiếu bầu cử.

Tình trạng khẩn cấp được áp đặt từ ba năm trước, sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử.

Bốn năm kể từ cuộc chính biến ngày 2-1-2021 ở Myanmar, chính quyền quân sự nước này đang chuẩn bị tổ chức bầu cử sau nhiều lần trì hoãn.

Trước đó hôm 20-1, ngoại trưởng các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã quyết định tiếp tục cấm các tướng lĩnh cầm quyền chính quyền quân sự Myanmar tham gia các hội nghị thượng đỉnh của khối và các cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao ở cấp độ phi chính trị.

Các ngoại trưởng ASEAN cho rằng bầu cử không phải là ưu tiên lúc này của Myanmar trong bối cảnh chính trường nước này vẫn còn hỗn loạn, nền kinh tế suy thoái. Thay vào đó, họ thúc giục chính quyền quân sự Myanmar ưu tiên tìm kiếm lệnh ngừng bắn mới.

Hơn một năm qua, quân đội Myanmar đang phải vật lộn để ngăn chặn sự nổi dậy của liên minh các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở phía bắc và phía tây nước này.

Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP) có trụ sở tại Myanmar ước tính hơn 6.000 người dân đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự với liên minh các nhóm nổi dậy, và hơn 20.000 khác bị bắt giữ.

Trong khi đó, Liên hợp quốc ước tính các cuộc xung đột kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021 đã khiến hơn 3,5 triệu người Myanmar phải rời bỏ nhà cửa. Liên hợp quốc cũng dự đoán khoảng 19,9 triệu người Myanmar, tương đương hơn 1/3 dân số nước này, sẽ cần đến các gói viện trợ nhân đạo trong năm 2025.

Trung Quốc tuyên bố 'chính quyền Myanmar và nhóm đối lập đã ký lệnh ngừng bắn'

Ngày 20-1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chính quyền quân sự Myanmar và Liên minh quân sự Kokang đã ký kết một thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 18-1.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Giáo hoàng Leo XIV sẵn sàng làm trung gian đàm phán Nga - Ukraine; EU công bố vòng trừng phạt mới với Nga, ông Trump cứ từ từ.

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar