12/08/2012 00:09 GMT+7

Mỹ tìm một kịch bản hạ màn cho Syria

ANH THƯ
ANH THƯ

TT - Trong khi cuộc chiến giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Aleppo ngày 11-8 tiếp tục diễn ra ác liệt giữa quân chính phủ Syria và quân nổi dậy thì Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đang có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ để tìm kiếm một kịch bản hạ màn cho cuộc xung đột tại Syria, sau khi Mỹ vừa công bố lệnh trừng phạt đối với công ty dầu khí nhà nước Syria là Sytrol.

AFP cho biết cách thành phố Aleppo khoảng 50km, phía bên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, bà Clinton gặp Tổng thống Abdullah Gul, Thủ tướng Recep Tayyip và Bộ trưởng quốc phòng Ahmet Davutoglu cùng các thành viên thuộc lực lượng nổi dậy ở Syria. Theo nguồn tin từ một quan chức Mỹ, bà Clinton có “một cuộc đối thoại dài và chi tiết” với các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về chiến lược ba hướng cho Syria.

Một là, “đánh giá những gì đã làm trong việc ủng hộ phe đối lập”, đồng thời gia tăng áp lực và cô lập chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Hai là, mở rộng hỗ trợ nhân đạo trước làn sóng hơn 50.000 người tị nạn ồ ạt đến từ Syria. Ba là, lập kế hoạch cho một quá trình chuyển tiếp chế độ và những gì xảy ra sau cuộc chuyển tiếp này.

Báo The National Interest đưa ra bốn kịch bản hạ màn cho cuộc xung đột ở Syria: chế độ Assad đè bẹp quân nổi dậy, quân đội tự do Syria lật đổ ông Assad và lập chính phủ mới, các phe nổi dậy giành chiến thắng và lập nên một nhà nước quân sự, Syria bị chia cắt thành nhiều nhà nước nhỏ. Theo báo này, tất cả các kịch bản này đều không đem lại ổn định cho khu vực.

Syria đã trở thành một con cờ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng quyết liệt của các thế lực bên ngoài như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Các chuyên gia phương Tây cho rằng một khi không còn ông Assad thì việc xuất hiện một thời kỳ ổn định và tự do cho Syria chỉ là ảo tưởng, cũng giống như những gì đã diễn ra ở Iraq sau khi Saddam Hussein bị lật đổ. Con đường phía trước là cực kỳ chông gai cho Syria và cho cả khu vực. Ngoài ra, một Syria bị chia cắt manh mún sẽ càng là “sân khấu” cho các hành động đe dọa bất tận của tất cả các cường quốc.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 20-5, Quốc hội Hungary chính thức thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nhằm phản đối sự "chính trị hóa" của tổ chức này.

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng Youtube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Tổng thống Mỹ chia sẻ vừa có cuộc điện đàm thành công với "một quý ông dễ mến tên là Vladimir Putin" và việc đàm phán hòa bình đang có nhiều tiến triển tốt.

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Trung Quốc tiếp tục siết chính sách mua sắm công với yêu cầu các cơ quan nhà nước ưu tiên mua xe điện nội địa, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh và hỗ trợ ngành EV giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nước.

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar