17/04/2025 20:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỹ thử nghiệm dùng gan heo chỉnh sửa gene trị suy gan cấp tính ở người

Thay vì ghép gan thật, gan heo chỉnh sửa gene sẽ được gắn bên ngoài cơ thể người bệnh để tạm thời lọc máu. Điều này mở ra hy vọng sống cho hàng ngàn bệnh nhân suy gan cấp không đủ điều kiện để cấy ghép gan.

gan heo chỉnh sửa gen - Ảnh 1.

Phương pháp "lọc gan ngoài cơ thể" bằng gan heo có thể giúp bệnh nhân sống sót qua giai đoạn nguy hiểm, chờ gan thật phục hồi - Ảnh minh họa: AI

Theo Nature, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt một thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới, dùng gan heo biến đổi gene để lọc máu tạm thời cho bệnh nhân suy gan cấp tính, với mục tiêu giúp gan người có thời gian hồi phục.

Gan heo chỉnh sửa gene làm cầu nối sinh học tạm thời

Theo kế hoạch, bốn bệnh nhân đầu tiên sẽ được tuyển chọn để tham gia thử nghiệm trong giai đoạn đầu tiên, dự kiến bắt đầu trong năm nay. Những bệnh nhân này mắc hội chứng suy gan cấp trên nền gan mạn tính (ACLF) kèm bệnh não gan (HE), đều có tình trạng tích tụ độc tố trong máu gây rối loạn thần kinh nghiêm trọng.

Trong thời gian tối đa 72 giờ, máu của bệnh nhân sẽ được bơm qua gan heo để lọc sạch các chất độc hại. Sau đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong một năm để đánh giá hiệu quả và mức độ an toàn.

Thử nghiệm sẽ được thực hiện bởi hai công ty công nghệ sinh học: eGenesis (Mỹ), đơn vị chuyên chỉnh sửa gene động vật để tương thích với người và OrganOx (Anh), nhà sản xuất thiết bị bảo quản và hỗ trợ gan ngoài cơ thể.

Khác với hình thức ghép gan thông thường, gan heo trong nghiên cứu này sẽ không được cấy ghép vào cơ thể người. Thay vào đó, gan được đặt ngoài cơ thể người bệnh, kết nối với hệ thống tuần hoàn để lọc độc tố và chất thải tích tụ do gan tổn thương, giống như một thiết bị lọc máu sinh học.

"Gan là cơ quan duy nhất có khả năng tái tạo. Chúng tôi muốn biết nếu gan heo có thể tạm thời làm việc thay, thì liệu gan người có đủ thời gian để hồi phục hay không", Mike Curtis, CEO eGenesis, chia sẻ.

Gan heo được sử dụng trong thí nghiệm này đã trải qua quá trình chỉnh sửa gene phức tạp nhằm loại bỏ các yếu tố dễ gây phản ứng miễn dịch ở người. Theo ông Mike Curtis, những gan này đã cho thấy khả năng duy trì hoạt động lọc máu trong 2–3 ngày khi thử nghiệm trên cơ thể người hiến tặng trong phòng thí nghiệm trước đó.

Cơ hội cứu sống những bệnh nhân không thể ghép gan

Suy gan cấp tính là một trong những tình trạng nguy kịch với tỉ lệ tử vong lên tới 50%. Mỗi năm, chỉ tính riêng tại Mỹ đã có khoảng 35.000 người phải nhập viện vì mất chức năng gan đột ngột. Tuy nhiên, nhiều người không đủ điều kiện ghép gan, hoặc không tìm được gan phù hợp kịp thời.

Giáo sư Wayne Hawthorne, chuyên gia cấy ghép gan tại Đại học Sydney (Úc), nhận định đây là bước tiến đột phá sau nhiều thập kỷ nghiên cứu về cấy ghép nội tạng từ động vật sang người. Ông cho rằng gan heo hoạt động như một "giải pháp cầu nối sinh học", giúp giữ mạng sống cho bệnh nhân trong lúc chờ hồi phục gan tự nhiên hoặc chờ gan hiến tặng phù hợp.

Nếu thử nghiệm này thành công, số lượng bệnh nhân có thể được mở rộng lên 20 người, và tiến tới ứng dụng rộng rãi cho các trường hợp suy gan nguy kịch chưa đủ điều kiện ghép gan.

Cùng với gan, các cơ quan nội tạng khác như thận heo cũng đang được thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ với các bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức: phản ứng thải ghép, nguy cơ nhiễm trùng từ động vật sang người và hiệu quả lâu dài của các cơ quan dị chủng.

Dẫu vậy, sự kiện FDA phê duyệt thử nghiệm này đang mở ra một tương lai mới cho lĩnh vực cấy ghép nội tạng, heo biến đổi gene có thể trở thành "ngân hàng nội tạng sống" cho hàng ngàn bệnh nhân đang mỏi mòn chờ ghép tạng mỗi năm.

Song song với thử nghiệm gan heo, thận heo chỉnh sửa gene cũng đang được thử nghiệm để ghép vào cơ thể người sống. Nếu thành công, đây sẽ là tiền đề cho các công nghệ sử dụng nội tạng động vật làm thiết bị sinh học tạm thời hoặc lâu dài, giúp vượt qua khủng hoảng thiếu nguồn tạng hiến trên toàn cầu.

Phát hiện phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho ung thư gan ác tính

Các thí nghiệm trên động vật đã cho thấy kết quả khả quan và nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục phát triển phương pháp này để kiểm tra hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar