26/09/2013 08:43 GMT+7

Mỹ thành nước 91 ký hiệp ước buôn bán vũ khí toàn cầu

TRƯỜNG SƠN
TRƯỜNG SƠN

TTO - Ngày 25-9, bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra tại New York, ngoại trưởng Mỹ John Kerry thay mặt nước Mỹ ký tên vào Hiệp ước buôn bán vũ khí (ATT).

Phóng to
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ký tên vào Hiệp ước buôn bán vũ khí (ATT). Ảnh: CNN

Theo đó, Mỹ, quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, trở thành nước thứ 91 tham gia hiệp ước này, theo AFP. Thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu hiện trị giá khoảng 70-90 tỉ USD, trong đó Mỹ chiếm đến 30%.

Người phát ngôn của tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon đánh giá việc Mỹ tham gia hiệp ước có “ý nghĩa đặc biệt quan trọng”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng gọi ATT là “một bước đáng kể” trong các nỗ lực hòa bình quốc tế.

“Hiệp ước này liên quan đến việc giữ cho vũ khí không rơi vào tay bọn khủng bố và các thành phần cực đoan” – AFP dẫn lời ông Kerry nói sau khi đặt bút ký vào bản hiệp ước trước sự chứng kiến của các quan chức LHQ.

“Hiệp ước này sẽ giúp tăng sức mạnh quốc phòng cho Mỹ và củng cố an ninh toàn cầu mà không làm ảnh hưởng đến việc mua bán vũ khí hợp pháp trên trường quốc tế” – ông Kerry bổ sung.

Thượng viện phản đối

Tuy nhiên ông Kerry và tổng thống Obama đang vấp phải sự phản đối dữ dội từ Thượng viện Mỹ, nơi công ước cần được phê chuẩn.

Thượng viện, cùng với Hiệp hội súng trường Hoa Kỳ (NRA), một nhóm vận động hành lang ủng hộ sử dụng súng có thế lực mạnh ở Mỹ, lên tiếng chỉ trích việc tham gia công ước sẽ xâm phạm quyền được sở hữu súng của công dân Mỹ.

Song ông Kerry khẳng định “hiệp ước sẽ không tước đoạt quyền tự do của bất kì ai cả”.

“Thực tế, hiệp ước này công nhận tự do của cả các cá nhân và quốc gia trong việc sở hữu và sử dụng vũ khí với mục đích chính đáng” – ông nhấn mạnh.

AFP dẫn lời thượng nghị sĩ Cộng hòa Jim Inhofe nói ông Kerry sẽ “không thể nào nhận được phiếu thuận từ thượng viện để phê chuẩn công ước này”.

Ngoài Mỹ, 16 quốc gia khác cũng đã ký hiệp ước ATT hôm qua, nâng tổng số các nước ký kết lên 107, theo Reuters. Trong khi đó, có thêm hai quốc gia đồng ý sẽ phê chuẩn hiệp ước này, đưa con số tổng cộng lên sáu quốc gia.

Hiệp ước ATT sẽ có hiệu lực 90 ngày sau khi nhận được sự đồng thuận chính thức của 50 quốc gia.

Các tổ chức quốc tế ủng hộ việc kiểm soát súng đạn hy vọng sẽ có thêm 100 quốc gia tham gia ký kết hiệp ước này.

Nội dung của hiệp ước buôn bán vũ khí là thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho hoạt động vận chuyển vũ khí xuyên biên giới bao gồm các chủng loại xe tăng, xe bọc thép chiến đấu, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công, tàu chiến, tên lửa và các hệ thống phóng tên lửa cũng như những loại vũ khí cá nhân khác.

Hiệp ước cũng yêu cầu các quốc gia phải rà soát lại các thỏa thuận buôn bán vũ khí xuyên biên giới để chắc chắn rằng những vũ khí này sẽ không dùng cho mục đích đàn áp nhân quyền, hoạt động khủng bố, tội phạm hay vi phạm luật nhân đạo.

TRƯỜNG SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar