03/02/2023 14:32 GMT+7

Mỹ tăng hiện diện quân sự ở châu Á vì Trung Quốc và Triều Tiên

Mỹ có hàng loạt động thái tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á trong bối cảnh tình hình an ninh phức tạp ở Biển Đông, Đài Loan và Triều Tiên.

Mỹ tăng hiện diện quân sự ở châu Á vì Trung Quốc và Triều Tiên - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Philippines ngày 2-2 - Ảnh: REUTERS

Hôm 2-2, Mỹ và Philippines công bố thỏa thuận mới cho phép lính Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự tại Philippines. Đây là diễn biến mới nhất trong hàng loạt nỗ lực của Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. 

Giới quan sát nhận định Trung Quốc là một trong những động lực lớn nhất cho các nỗ lực này.

Tăng hiện diện quân sự khắp châu Á

Mỹ đã thúc đẩy hợp tác quốc phòng và hiện diện quân sự nói riêng từ Nhật Bản cho tới quần đảo Solomon. Quân đội Mỹ tham gia nhiều hơn vào các cuộc tập trận quân sự ở những khu vực then chốt tại Biển Đông cũng như eo biển Đài Loan. Theo Hãng tin AP, trong một số trường hợp, Mỹ có thể cung cấp hỗ trợ hậu cần cho khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Chuyến thăm Philippines vừa qua là lần thứ 7 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến châu Á chỉ trong 2 năm lãnh đạo Lầu Năm Góc.

Mặc dù Mỹ sẽ không thể thiết lập sự hiện diện quân sự vô thời hạn tại Philippines do ràng buộc về hiến pháp nước sở tại, việc tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự trên lãnh thổ đồng minh này cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho Mỹ. 

Lính Mỹ theo đó có thể di chuyển quanh các "khu vực chiến lược" ở Philippines, vốn giúp họ cơ động hơn xung quanh eo biển Đài Loan và Biển Đông, cũng như tăng cường năng lực diễn tập quân sự, cứu trợ nhân đạo, huấn luyện và một số nhiệm vụ khác. 

Tương tự, tại Hàn Quốc trước đó, Bộ trưởng Austin tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường triển khai các sản phẩm quân sự tiên tiến tới bán đảo Triều Tiên, bao gồm máy bay chiến đấu và tàu sân bay nhằm phục vụ cho việc huấn luyện.

Ông Austin và người đồng cấp Lee Jong Sup của Hàn Quốc đã nhất trí bổ sung các cuộc tập trận phối hợp. Họ cũng thảo luận về một cuộc tập trận mô phỏng trong tháng 2, với mục tiêu mài giũa khả năng phản ứng trước việc Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân.

Tại Nhật Bản, Mỹ cũng cam kết đáp ứng nhu cầu an ninh của Tokyo. Ngoài vấn đề Triều Tiên, hiện nay Nhật Bản thể hiện lo ngại trước hành động của Trung Quốc với Đài Loan và Biển Đông, biển Hoa Đông. 

Trong tháng 1, Mỹ và Nhật Bản đã đồng ý điều chỉnh sự hiện diện quân sự của Mỹ tại đảo Okinawa nhằm tăng cường năng lực chống tàu của Nhật.

Đối thoại song hành quân sự

Các tuyên bố liên quan tới hợp tác quân sự của Mỹ trong khu vực gần đây đã khiến Trung Quốc và Triều Tiên không hài lòng.

Đáp lại thỏa thuận Mỹ - Philippines, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Washington theo đuổi "chương trình nghị sự ích kỷ", gọi đây là hành động leo thang căng thẳng trong khu vực và gây nguy hại cho hòa bình và ổn định khu vực.

Thực tế, các nước vẫn chọn cách đối thoại cùng Trung Quốc bên cạnh các chuyển động quân sự. 

Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng trước của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., Philippines và Trung Quốc đã thống nhất lập kênh liên lạc trực tiếp giữa bộ ngoại giao hai nước để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.

Ngày 2-2, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cũng đã thảo luận về các khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông. Cả hai đề cập thẳng thắn tới mối lo ngại của đối phương. Phía Nhật ca ngợi đây là "sự khởi đầu tốt", đồng thời ông Tần Cương cũng mời ông Hayashi thăm Trung Quốc.

Giai đoạn này cũng là lúc Trung Quốc sắp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Đây là chuyến thăm rất được chú ý.

Philippines cho Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự

Thỏa thuận mới cho phép lính Mỹ được tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự của Philippines, trong bối cảnh Washington lo ngại căng thẳng liên quan tới động thái của Trung Quốc với Đài Loan và Biển Đông.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump giận dữ với Tòa án Tối cao Mỹ vì ngăn chặn nỗ lực trục xuất người; Tỉ phú Thái Lan ra trình diện do tòa nhà sập trong động đất.

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục

Ông Karim Khan, công tố viên trưởng của Tòa hình sự quốc tế (ICC), sẽ tạm nghỉ trong khi chờ kết luận cuộc điều tra nội bộ về cáo buộc quấy rối tình dục.

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar