23/01/2025 08:02 GMT+7

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris: Cú sốc cho nền kinh tế xanh

Quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra làn sóng lo ngại toàn cầu về tương lai phát triển bền vững, đặc biệt khi biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng cực đoan và khó lường.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris: Cú sốc cho nền kinh tế xanh - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký các văn bản sắc lệnh trong ngày đầu nhậm chức tại Nhà Trắng ở Washington D.C. (Mỹ) vào ngày 20-1 - Ảnh: REUTERS

"Mỹ sẽ không phá hoại các ngành công nghiệp của mình, trong khi Trung Quốc gây ô nhiễm mà không bị trừng phạt" - tuyên bố của Tổng thống Trump ngay sau lễ nhậm chức ngày 20-1 đã gây chấn động cộng đồng quốc tế.

Nhiều nhà phân tích và ngoại giao cho rằng hành động quyết liệt này của ông Trump sẽ có tác động trên quy mô lớn hơn ở cả Mỹ và thế giới, so với lần rút lui đầu tiên của nước này vào năm 2017, đặc biệt khi thời gian hiệu lực chỉ còn 1 năm thay vì 3,5 năm như trước đây.

Đe dọa mục tiêu khí hậu toàn cầu

Việc Mỹ - quốc gia chiếm 13% lượng khí thải CO2 toàn cầu - hủy bỏ kế hoạch cắt giảm khí thải quốc gia đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Năm 2024 đã chứng kiến nhiệt độ trung bình cao nhất lịch sử và lần đầu tiên vượt ngưỡng tăng 1,5oC - giới hạn được đề ra trong Thỏa thuận Paris và cũng là ngưỡng thích nghi của con người và tự nhiên.

Các chuyên gia đánh giá rằng điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh tới tiến trình ứng phó biến đổi khí hậu, giữa lúc hiện tượng này đang ngày một cực đoan hơn.

Đáng chú ý, với việc là một trong ba nước có lượng phát thải CO2 lớn nhất thế giới, việc hủy bỏ kế hoạch cắt giảm khí thải quốc gia của ông Trump chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) của nhiều nước.

Ông Paul Watkinson, cựu nhà đàm phán khí hậu người Pháp, nhấn mạnh: "Tại sao những người khác phải tiếp tục gánh vác trách nhiệm, nếu một trong những người chủ chốt một lần nữa rời khỏi phòng?".

Các tổ chức tài chính quốc tế cũng đang phải đối mặt với thách thức kép. Một mặt họ phải đáp ứng nhu cầu tài chính ngày càng tăng từ các dự án năng lượng tái tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mặt khác việc Mỹ rút lui có thể làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường tài chính xanh toàn cầu.

Đòn giáng mạnh vào các nước đang phát triển

Như một phần của việc rút khỏi Thỏa thuận Paris, Tổng thống Trump đã ra lệnh ngừng ngay lập tức mọi khoản tài trợ mà Mỹ đã cam kết trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc trước đó.

Đặc biệt, việc cắt 11 tỉ USD tài trợ cho năm 2024 và 21% ngân sách ban thư ký khí hậu Liên hợp quốc đang đẩy các nước đang phát triển vào tình thế khó khăn.

Theo Reuters, các quốc gia này cần hơn 1.000 tỉ USD mỗi năm để đạt mục tiêu khí hậu và bảo vệ người dân khỏi các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Việc loại bỏ nguồn tài trợ này sẽ làm gia tăng gánh nặng tài chính, gây suy yếu khả năng ứng phó và phục hồi trước biến đổi khí hậu của các quốc gia, từ đó làm mất sự ổn định về kinh tế, an ninh lương thực và có khả năng làm tăng bất ổn về chính trị ở nhiều nước.

Mỹ cũng đang chịu trách nhiệm tài trợ khoảng 21% ngân sách cốt lõi cho ban thư ký khí hậu của Liên hợp quốc. Việc cắt giảm của ông Trump sẽ cản trở hoạt động điều hành các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu của thế giới hiện còn đang gặp nhiều khó khăn.

Quyết định của ông Trump đặt ra thách thức chưa từng có cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải có những điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ hơn, đồng thời nâng cao vai trò của các tổ chức trong việc thúc đẩy các sáng kiến khí hậu và duy trì cam kết toàn cầu về phát triển bền vững.

Ảnh hưởng lớn tới thị trường xe điện

Không chỉ hủy bỏ kế hoạch cắt giảm khí thải quốc gia, Tổng thống Trump cũng đang nhắm tới các khoản ưu đãi về thuế mà chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden dành cho các dự án cắt giảm CO2 trong nước.

Việc đình chỉ các hợp đồng điện gió ngoài khơi, thu hồi mục tiêu phát triển xe điện và loại bỏ ưu đãi thuế 7.500 USD cho giao dịch mua xe điện đang làm suy yếu nghiêm trọng ngành công nghiệp xanh.

Quỹ hỗ trợ trạm sạc trị giá 5 tỉ USD cũng bị đóng băng, gây ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho xe điện. Thị trường tín chỉ carbon quốc tế - dự kiến đạt 10 tỉ USD vào 2030 - cũng bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp Mỹ gặp khó trong việc tham gia.

Dự G20, ông Trump nói hiệp định khí hậu Paris 'giết chết kinh tế Mỹ'

TTO - Tổng thống Trump đã chỉ trích Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ngày 22-11. Ông nói với các lãnh đạo thế giới rằng hiệp định này có hại cho người Mỹ, 'sinh ra để giết chết nền kinh tế Mỹ'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar