15/08/2017 06:57 GMT+7

​Mỹ quyết điều tra Trung Quốc về vi phạm bản quyền

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Tổng thống Mỹ vừa ký bản hướng dẫn thi hành điều tra những cáo buộc Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ công nghệ của nước này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

Theo báo Washington Post, bản hướng dẫn thi hành được tổng thống ký phê chuẩn ngày 14-8. Đây được cho là biện pháp mới mà chính quyền của ông Trump mong muốn có thể khắc chế được tình trạng gọi là sự vi phạm của Trung Quốc với các nguyên tắc thương mại quốc tế.

Phát biểu trước các chuyên gia cố vấn thương mại và các lãnh đạo doanh nghiệp trong buổi ký bản hướng dẫn, ông Trump nói: “Việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của các nước ngoại quốc đã gây tổn thất cho đất nước chúng ta hàng triệu việc làm và hàng tỉ tỉ USD mỗi năm”.

“Trong suốt một thời gian quá dài, khối tài sản này đã bị rút ruột khỏi đất nước mà Washington vẫn không làm gì cả… Nhưng Washington sẽ không nhắm mắt làm ngơ nữa”, ông Trump nói tiếp.

Theo giới chức Mỹ, bản hướng dẫn thực hiện sẽ chỉ đạo cho nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất, đại diện thương mại Mỹ, ông Robert E. Lighthizer, là người quyết định có nên mở cuộc điều tra hay không.

Quá trình điều tra đó sẽ là căn cứ để chính quyền Mỹ có những biện pháp đáp trả khi phát hiện ra Trung Quốc đang thao túng các quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Dù vậy thì nhiều quan chức cấp cao Nhà Trắng cho rằng cuộc điều tra này có thể mất tới cả năm trời để có thể đi đến kết luận. Do đó vẫn còn là quá sớm để nói về những hệ quả đạt được từ đó.

Bất kể thực tiễn này, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như chính giới Mỹ phần lớn đều hoan nghênh cuộc điều tra. Họ cho đó là nỗ lực để giải quyết vấn đề nhức nhối đã gây khó dễ cho doanh nghiệp Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Trăn trở lâu nay của giới doanh nghiệp Mỹ luôn là làm thế nào có thể thâm nhập thị trường Trung Quốc mà không phải chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ của họ cho các công ty Trung Quốc mà rất có thể công nghệ đó sẽ bị họ biến thành công cụ đối đầu với họ trong tương lai.

Vấn đề này tồn tại dai dẳng trong các ngành công nghệ cao của Mỹ, từ điện hạt nhân cho tới ô tô, viễn thông.

Các doanh nghiệp Mỹ lâu nay đều tỏ ra ngần ngại không muốn đề cập tới vấn đề này vì lo ngại bị đáp trả bởi những chính sách tiêu cực.

Tuy nhiên trong các chia sẻ riêng tư, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ mệt mỏi khi bị buộc phải chuyển giao các bản quyền công nghệ giá trị cho các công ty Trung Quốc.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar