01/09/2020 11:11 GMT+7

Mỹ muốn lập 'NATO Thái Bình Dương' đối phó Trung Quốc

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun xác nhận Mỹ đang tìm kiếm quan hệ quốc phòng chính thức kiểu NATO với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, đặt mục tiêu tạo thành bức trường thành chống lại 'các thách thức tiềm tàng từ Trung Quốc'.

Mỹ muốn lập NATO Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc - Ảnh 1.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun từng giữ vai trò đặc phái viên của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên nên rất am tường khu vực - Ảnh: AFP

Phát biểu bên lề Diễn đàn Đối tác chiến lược Mỹ - Ấn ngày 31-8, thứ trưởng ngoại giao Mỹ cho rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thiếu một cấu trúc đa phương mạnh mẽ như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu (EU).

"Các thể chế mạnh nhất của châu Á hiện nay không đủ để bao hàm và vì vậy, chắc chắn vào một thời điểm nhất định nào đó, sẽ có một lời mời được đưa ra để chính thức hóa một cấu trúc đa phương khác, mạnh mẽ hơn", nhà ngoại giao cấp cao Mỹ khẳng định.

Ông Biegun lưu ý có một cuộc đối thoại an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang diễn ra giữa bốn nước Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Bộ tứ này còn được biết đến với tên gọi "Tứ giác kim cương" (hoặc nhóm QUAD), vốn bị Trung Quốc cáo buộc là nhắm vào nước này.

Mục tiêu của Mỹ không chỉ dừng lại ở việc chính thức hóa quan hệ quốc phòng với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. 

Thứ trưởng Mỹ khẳng định cùng với những quốc gia khác trong khu vực, Tứ giác kim cương sẽ trở thành trọng tâm của một bức trường thành chống lại “thách thức tiềm tàng từ Trung Quốc”, theo Yonhap.

Ông Biegun thừa nhận sáng kiến ​​này một phần nhằm đáp trả những gì ông gọi là "mối đe dọa" kinh tế và chính trị từ Trung Quốc. "Chiến lược của chúng tôi là đẩy lùi Trung Quốc trong hầu hết mọi lĩnh vực", nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ kỳ vọng bằng cách tạo ra một khối cùng chia sẻ các giá trị và lợi ích chung, ý tưởng của Washington sẽ "thu hút nhiều quốc gia hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thậm chí từ khắp nơi trên thế giới liên kết theo một cách thức có cấu trúc hơn".

Mỹ muốn lập NATO Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc - Ảnh 2.

Tàu chiến Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản tham dự tập trận Malabar năm 2014 trên biển Hoa Đông - Ảnh: US NAVY

Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, một số quốc gia khác cũng đã được mời tham gia cuộc họp cấp thứ trưởng với nhóm QUAD. Theo ông Biegun, các cuộc họp ở cấp này diễn ra "hàng tuần".

Báo South China Morning Post (SCMP) đã mô tả ý tưởng của Mỹ giống như việc tạo lập một "NATO Thái Bình Dương". Nói về khả năng thành công của sáng kiến này, ông Biegun cho rằng điều quan trọng là cần khiêm tốn và bắt đầu từ những việc nhỏ.

"Tôi sợ những gì đã xảy ra với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nó đã bị đè bẹp bởi các tham vọng thái quá. Hãy nhớ rằng ngay cả NATO cũng bắt đầu với những hi vọng tương đối khiêm tốn và một số quốc gia ban đầu đã chọn vị thế trung lập hơn là thành viên của NATO. Do đó tôi cho rằng chỉ nên thận trọng bắt đầu sáng kiến mới với nhóm QUAD", thứ trưởng Mỹ đặt vấn đề.

Theo ông Biegun, các nước thuộc Tứ giác kim cương sẽ gặp nhau tại New Delhi của Ấn Độ trong mùa thu này. Ông chỉ ra việc Úc chuẩn bị tham gia tập trận Malabar của Ấn Độ cùng với Mỹ và Nhật Bản như một chỉ dấu cho thấy quan hệ giữa bộ tứ đang ngày càng chặt chẽ.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc bình luận sáng kiến của Mỹ có thể khiến Seoul miễn cưỡng tham gia. "Seoul sẽ phải đứng trước lựa chọn đồng minh truyền thống là Washington hay Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất và cũng là láng giềng của Hàn Quốc".

Viết trên Twitter cá nhân ngày 1-9, chuyên gia Elbridge A. Colby nhận định sáng kiến của Mỹ có hình dạng chính xác ra sao vẫn còn chưa rõ, nhưng có thể tạm hiểu đây là một "liên minh chống bá quyền Trung Quốc".  

Ông Colby là tác giả của Chiến lược quốc phòng Mỹ công bố năm 2018, trong đó nhấn mạnh "Trung Quốc là đối thủ chiến lược của Mỹ".

Hôm 28-8, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien đã gọi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là "lố bịch". Ông O'Brien kế đó tiết lộ sẽ có một loạt cuộc gặp giữa Mỹ với các nước Tứ giác kim cương và một số quốc gia còn lại trong tháng 9, tháng 10 này.

Mỹ dồn quân và tên lửa về châu Á đối phó Trung Quốc

TTO - Khi tên lửa Trung Quốc bao trùm chuỗi đảo thứ nhất, Mỹ dần chuyển sang chuỗi đảo thứ hai, lấy đảo Guam làm mắt xích quan trọng. Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ được cải tổ mạnh mẽ, với Trung Quốc là mục tiêu đối phó chính.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar