09/11/2024 10:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỹ lần đầu cho phép nhà thầu đến bảo dưỡng F-16, Patriot ở Ukraine

Nguồn tin quân sự của Đài CNN cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã 'dỡ lệnh cấm' và cho phép các nhà thầu quân sự đến Ukraine để bảo dưỡng các hệ thống vũ khí do Mỹ viện trợ.

Mỹ lần đầu cho phép nhà thầu đến bảo dưỡng F-16, Patriot ở Ukraine - Ảnh 1.

Quân đội Ukraine sửa chữa xe bọc thép MT-LB tại Donetsk hôm 25-10 - Ảnh: CNN/GETTY

Nguồn tin cũng cho biết chính sách này đã được phê duyệt vào đầu tháng 11-2024, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Động thái này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022, các công ty Mỹ được ký hợp đồng với Lầu Năm Góc để đến Ukraine giúp sửa chữa các thiết bị quân sự do Mỹ và đồng minh viện trợ, chẳng hạn như tiêm kích F-16 hay hệ thống phòng không Patriot.

"Những nhà thầu này sẽ ở xa tiền tuyến và họ sẽ không chiến đấu với lực lượng Nga. Họ sẽ giúp Lực lượng vũ trang Ukraine nhanh chóng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị do Mỹ cung cấp khi cần thiết, để có thể nhanh chóng đưa chúng trở lại chiến trường", một quan chức quốc phòng không nêu tên nói với Đài CNN.

Vị quan chức xác nhận Mỹ tiến hành kế hoạch này vì một số hệ thống yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao khi bảo dưỡng, đặc biệt là tiêm kích F-16.

Lầu Năm Góc dự kiến sẽ sớm niêm yết các hợp đồng trên mạng. Các nhà thầu phải xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro với nhân viên khi đến Ukraine làm việc.

Việc "dỡ lệnh cấm" này đánh dấu một thay đổi đáng kể nữa trong chính sách của chính quyền ông Biden đối với Ukraine, khi tìm cách giúp quân đội Kiev chiếm ưu thế trước Matxcơva.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo công dân nước này không nên đến Ukraine từ năm 2022. Nhà Trắng quyết tâm hạn chế cả mối nguy hiểm với người Mỹ và tránh hình thành nhận thức rằng Washington đang tham chiến ở Kiev.

Do đó, các thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp cho Ukraine khi bị hư hỏng phải chuyển đến Ba Lan, Romania hoặc các nước thành viên NATO khác để sửa chữa, gây tốn kém cả chi phí và thời gian.

Quân đội Mỹ cũng chỉ giúp người Ukraine trong công tác bảo dưỡng và hậu cần từ xa thông qua video hoặc các cuộc gọi được bảo mật.

Tuy nhiên, không rõ liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có duy trì chính sách này khi ông nhậm chức vào tháng 1-2025 hay không. Ông Trump từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine "trong vòng 24 giờ" sau khi trở lại nắm quyền.

Economist: Khoảng 1/5 lính Ukraine tự ý bỏ đơn vị, nghi đào ngũ?

Quân đội Ukraine đối diện khó khăn lớn về nhuệ khí khi một quan chức trong Bộ Tổng tham mưu nước này nói có đến 1/5 binh sĩ đã bỏ vị trí mà không xin phép.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Ngày 9-7, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp mức thuế quan lên tới 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil sau cuộc cãi vã công khai trong tuần này với người đồng cấp Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump: Mỹ tốt với châu Phi hơn Trung Quốc; Ông Trump chỉ trích các chính sách của Brazil; Mỹ và Ukraine bàn cách trừng phạt Nga nặng hơn.

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Giáo hoàng Leo XIV gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bày tỏ Vatican sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Hàn Quốc đưa ra đề xuất trọn gói, trong khi EU tin sẽ sớm đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Chiều 9-7, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper.

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar