23/05/2020 07:33 GMT+7

Mỹ Latin thành tâm dịch COVID-19 mới, Brazil đứng thứ 2 thế giới về ca nhiễm

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Tổ chức Y tế thế giới ngày 22-5 nói khu vực Mỹ Latin đã trở thành tâm dịch COVID-19 mới của thế giới khi số ca nhiễm và số người chết ở đây tăng vọt.

Mỹ Latin thành tâm dịch COVID-19 mới, Brazil đứng thứ 2 thế giới về ca nhiễm - Ảnh 1.

Các phu đào huyệt mặc đồ bảo hộ mai táng một người chết vì COVID-19 tại nghĩa trang Vila Formosa lớn nhất ở Sao Paulo, Brazil ngày 22-5-2020 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, tuần này Brazil trở thành điểm nóng mới nhất của đại dịch COVID-19 khi số người chết vì corona ở đây đã vượt qua 20.000 ca.

Với tổng số 330.890 ca bệnh COVID-19, quốc gia lớn tại khu vực Mỹ Latin này đang là nước bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ là nước đang đứng đầu về số ca bệnh (1.644.848) cũng như số người chết (23.951).

Chỉ mới một ngày trước đó Brazil vẫn còn đứng thứ 3 sau Mỹ và Nga (hiện có 326.448 người nhiễm bệnh và 8.894 người chết theo số liệu của Worldometers lúc 7h00 sáng nay 23-5 giờ Việt Nam).

"Nam Mỹ đã trở thành tâm điểm mới của dịch bệnh", giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, nói.

"Rõ ràng vẫn còn nỗi lo ở nhiều quốc gia khác, nhưng lúc này nơi bị ảnh hưởng nặng nhất là Brazil", ông Mike Ryan tiếp.

Hầu hết các ca bệnh của Brazil tập trung tại khu vực đông dân cư Sao Paulo, nhưng tỉ lệ lây nhiễm cao nhất thì lại ở bang Amazonas, nơi này cứ 100.000 dân lại có khoảng 490 người mắc bệnh.

Không giống châu Âu và Mỹ, nơi những người lớn tuổi thuộc nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất, tại Brazil, một số lượng đáng kể người bệnh tử vong rơi vào nhóm người trẻ hơn.

"Vì Braizil có dân số trẻ hơn nên cũng không lạ khi số người bệnh chết dưới 60 tuổi nhiều hơn", ông Mauro Sanchez, chuyên gia dịch tễ học tại ĐH Brasilia, nói với AFP.

Theo số liệu cập nhật thời gian thực của trang Worldometers về dịch bệnh COVID-19, tới 7h sáng nay 23-5, tổng số ca bệnh toàn cầu đã suýt soát 5,3 triệu, số người chết là 339.413 trong khi hơn 2,15 triệu người bệnh đã bình phục.

Tại Việt Nam, theo Bản tin chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tới nay 23-5, Việt Nam đã trải qua 37 ngày (từ 6h ngày 16-4 đến 6h ngày 23-5) không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Thuốc sốt rét ông Trump ca ngợi 'thần dược' trị COVID-19 làm tăng tỉ lệ chết?

TTO - Nghiên cứu trên 96.000 người bệnh cho thấy thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine, loại thuốc được ông Trump ca ngợi như thần dược điều trị COVID-19, làm tăng tỉ lệ tử vong.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar