15/07/2020 07:37 GMT+7

Mỹ hủy bỏ quy định gây tranh cãi đối với du học sinh

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Thẩm phán liên bang Allison Burroughs ngày 14-7 thông báo Mỹ đã hủy quy định gây tranh cãi về việc cấm sinh viên nước ngoài tiếp tục ở lại Mỹ nếu các trường mà họ đang theo học không tổ chức các buổi học trực tiếp trên lớp vào mùa thu này.

Mỹ hủy bỏ quy định gây tranh cãi đối với du học sinh - Ảnh 1.

Khuôn viên Đại học Harvard, Mỹ - Ảnh: AFP

Phát biểu tại một phiên điều trần, thẩm phán Burroughs nói rằng "chính phủ đã đồng ý hủy bỏ" quy định này.

Theo thông báo, Chính phủ Mỹ cùng hai trường là Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tìm được hướng giải quyết, chính là đảo ngược quyết định mới đây về thị thực đối với sinh viên nước ngoài, cũng như khôi phục trạng thái như trước đó.

Đây cũng được coi là chiến thắng của các trường đại học ở Mỹ sau một tuần phản đối quyết định trên của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Đại học Harvard và MIT, với sự ủng hộ của hàng chục trường đại học khác tại Mỹ, đã có hành động pháp lý để phản đối quy định do Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) công bố ngày 6-7.

Cụ thể, họ đã yêu cầu tòa án liên bang chặn sắc lệnh được ICE thông báo - liên quan đến việc yêu cầu sinh viên nước ngoài phải rời khỏi Mỹ nếu các lớp học mà họ tham dự chỉ giảng dạy trực tuyến, hoặc phải chuyển đến một trường có các lớp học trực tiếp.

Trong đơn kiến nghị gửi tòa án liên bang, các trường đại học trên nói rằng sắc lệnh sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sinh viên nước ngoài, về cả tinh thần lẫn tài chính.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ, nhiều trường đại học ở nước này đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm virus corona, bao gồm mở các lớp học trực tuyến cho phép sinh viên học từ xa.

Tuy nhiên, Bộ An ninh nội địa Mỹ và ICE đã ra quyết định vô hiệu hóa thị thực F-1 và M-1 của sinh viên nước ngoài nếu cơ sở giáo dục họ được đăng ký chuyển sang các khóa học trực tuyến, tước đi tư cách pháp lý của các sinh viên này khi ở lại Mỹ.

Biện pháp này được coi là một động thái của chính quyền ông Trump nhằm gây áp lực lên các tổ chức giáo dục đang áp dụng cách tiếp cận thận trọng để mở cửa trở lại trong đại dịch COVID-19, theo Hãng tin AFP.

Ông Trump cũng đã lên tiếng thúc giục các trường nên nhanh chóng đón học sinh trở lại học trong năm nay ngay cả khi nhiều bang trên cả nước Mỹ đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm COVID-19.

Theo Viện Giáo dục quốc tế (IIE), có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế theo học tại Mỹ trong năm học 2018-2019.

59 đại học Mỹ ủng hộ kiện chính quyền Trump bắt du học sinh hồi hương nếu trường dạy online

TTO - 59 trường đại học Mỹ đã gửi tới tòa án văn bản bày tỏ sự ủng hộ Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts kiện chính quyền ông Trump về chính sách bắt hồi hương du học sinh khi các trường không tổ chức các buổi học trực tiếp trên lớp.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar