27/02/2025 10:26 GMT+7

Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi sau gần một thập kỷ

Ngày 26-2 giờ địa phương, bang Texas (Mỹ) ghi nhận một trẻ tử vong do bệnh sởi. Đây là ca tử vong đầu tiên ở Mỹ do căn bệnh này trong gần 10 năm qua.

Mỹ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi sau gần một thập kỷ - Ảnh 1.

Bà Amy Thompson phát biểu trong một cuộc họp báo tại Covenant Health Services sau khi một trẻ em chưa tiêm vắc xin bị nhiễm bệnh sởi tử vong tại Texas, Mỹ - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ngày 26-2, ca tử vong đầu tiên do sởi trong gần một thập kỷ qua được ghi nhận tại Mỹ là một trẻ em ở bang Texas. Mỹ đang đối mặt với bối cảnh dịch bệnh sởi bùng phát với số người nhiễm bệnh đã tăng lên hơn 130 trường hợp.

Sở Y tế Texas cho biết đứa trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh và đã tử vong trong đêm 26-2 (theo giờ địa phương) tại Bệnh viện nhi Covenant ở Lubbock.

Bà Amy Thompson, tổng giám đốc điều hành bệnh viện cho biết: "Chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều trẻ em đến đây vì bệnh sởi và chúng tôi chưa chuẩn bị cho tình huống này, ca tử vong diễn ra quá nhanh".

Theo bà Lara Johnson, giám đốc y khoa tại bệnh viện Lubbock, bệnh nhân nhiễm sởi sẽ có các triệu chứng như sốt cao, mắt đỏ, nghẹt mũi, ho và phát ban ở mặt. 

Trẻ em bị bệnh phải được điều trị bằng oxy bổ sung với lưu lượng cao, thuốc hạ sốt và truyền dịch tĩnh mạch.

Đài ABC News trích dẫn lời của bà Lara Anton - người phát ngôn của Sở Y tế Texas: "Đợt bùng phát đang diễn ra chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ở các cộng đồng chưa tiêm vắc xin đầy đủ".

Theo Reuters, trong những năm gần đây, các quan chức y tế liên bang đã quy kết một số đợt bùng phát dịch ở Texas là do cha mẹ từ chối tiêm vắc xin cho con cái.

Theo tiến sĩ Peter Hotez - giám đốc Trung tâm Phát triển vắc xin tại Đại học Baylor, Texas - dự báo: "Texas là sẽ là tâm chấn của căn bệnh vì phong trào chống vắc xin quyết liệt ở đây".

Các viên chức y tế Texas thông báo rằng có khả năng dịch bệnh sẽ bùng phát ở nhiều khu vực khác, vì trước đó một bệnh nhân nhiễm bệnh ở Texas đã đi đến San Antonio.

Dịch bệnh HMPV ở Trung Quốc được lưu ý ra sao?

Một đợt bùng phát các ca nhiễm Human Metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đã gây báo động trên toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng sức khỏe khác 5 năm sau đại dịch COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar