25/04/2025 06:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỹ điều chỉnh lập trường thuế quan, Trung Quốc có chiếm ưu thế?

Dù Mỹ phát tín hiệu giảm thuế, Trung Quốc vẫn chưa vội đàm phán. Giới chuyên gia nhận định cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đang gánh áp lực từ bên trong.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp chính thức đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2017 - Ảnh: REUTERS

Ngày 22-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thay đổi lập trường, tuyên bố Mỹ sẽ không theo đuổi thái độ "cứng rắn" trong các cuộc đàm phán thuế quan với Trung Quốc. Ông Trump cũng đề cập khả năng "giảm mạnh" mức thuế 145% đang áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc, nếu tiến trình đàm phán đạt được tiến triển.

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cũng thừa nhận trước các nhà đầu tư rằng thế bế tắc hiện nay trong căng thẳng thuế quan với Trung Quốc là "khó có thể duy trì lâu dài", và dự báo cuộc đối đầu này có thể sẽ "hạ nhiệt" trong thời gian tới.

Gánh nặng của Mỹ

Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 24-4, nhiều hãng truyền thông quốc tế nhận định rằng những phát biểu "mềm mỏng" gần đây cho thấy chính quyền Washington đang tìm cách thay đổi lập trường để giảm bớt tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại, trong bối cảnh kinh tế Mỹ bị hạ dự báo tăng trưởng và thị trường tài chính đối mặt với nhiều rủi ro bất ổn.

Khi cuộc chiến thuế quan chưa từng có tiền lệ đang gây ra nhiều hệ lụy cho kinh tế Mỹ, ông Trump buộc phải điều chỉnh thông điệp công khai nhằm xoa dịu tâm lý thị trường và trấn an dư luận trong nước, tờ Le Monde (Pháp) nhận định.

Theo CNN, trong một cuộc gặp riêng với ông Trump ngày 21-4, các giám đốc điều hành của các tập đoàn bán lẻ Mỹ như Walmart, Target, Lowe's và Home Depot đã bày tỏ quan ngại về những hệ quả kinh tế tiêu cực có thể phát sinh từ việc áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc.

Cuộc đối đầu thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ có thể đặt ra gánh nặng nặng nề cho Mỹ hơn là Trung Quốc, theo báo cáo của tờ Nikkei (Nhật Bản) ngày 22-4.

Theo đó, Nikkei cho biết nguyên nhân là do Mỹ quá phụ thuộc vào các sản phẩm của Trung Quốc, bao gồm cả các mặt hàng như điện thoại thông minh cho đến các sản phẩm tiêu dùng thông thường như đồ chơi là búp bê Barbie.

Cụ thể trong năm 2024, 81% lượng smartphone nhập khẩu vào Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc, với tổng trị giá lên tới 41,3 tỉ USD. Đối với máy tính xách tay, Trung Quốc chiếm 66% tổng lượng nhập khẩu, tương đương 32,6 tỉ USD. Riêng trong lĩnh vực xe điện cũng có tới 69% pin lithium-ion được nhập từ Trung Quốc, trị giá khoảng 16,2 tỉ USD, theo tờ Financial Times (Anh).

Trong khi đó, Trung Quốc đã chủ động đa dạng hóa nguồn nhập khẩu nông sản từ Mỹ sang Brazil. Theo Nikkei, từ năm 2023 Trung Quốc đã nhập khẩu đậu nành từ Brazil với trị giá gấp đôi Mỹ (40 tỉ USD), cho thấy sự giảm phụ thuộc vào Washington của Bắc Kinh.

Trung Quốc thủ thế hay thắng thế?

Trang Sina Finance ngày 20-4 dẫn nhận định từ chuyên gia kinh tế Trung Quốc Lưu Dục Huy cho biết Trung Quốc đang thực hiện một chiến lược dài hạn dựa trên định hướng 3 hơn, bao gồm mở cửa hơn, cân bằng hơn và gia tăng hơn nữa vai trò của thị trường.

Tuy nhiên, trong nội bộ Trung Quốc cũng bắt đầu xuất hiện những lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại kéo dài.

Một chuyên gia về chính sách đối ngoại không nêu tên của Trung Quốc thừa nhận với CNN rằng nếu mức thuế 145% tiếp tục được duy trì, hoạt động thương mại đối ngoại của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo nguy cơ gia tăng thất nghiệp và bất ổn xã hội.

Dưới góc nhìn chiến lược, Nikkei nhận định Trung Quốc đang chủ động tận dụng bối cảnh căng thẳng để mở rộng quan hệ với các nước ASEAN và đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Đây được đánh giá là một bước đi cho thấy sự linh hoạt trong thích ứng với thay đổi địa chính trị và thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang chịu áp lực lớn từ khủng hoảng bất động sản và nhu cầu tiêu dùng giảm. Đài CNN nhận định mục tiêu tăng trưởng 5% năm 2025 của Trung Quốc là tham vọng, các chuyên gia kinh tế cũng cho biết mục tiêu này sẽ khó đạt nếu thương mại của Trung Quốc tiếp tục bị bóp nghẹt bởi thuế quan.

Giáo sư Vương Nghĩa Ngôi của Đại học Nhân dân (Trung Quốc) nhận định với CNN rằng nếu Trung Quốc thể hiện bất kỳ dấu hiệu nhượng bộ nào lúc này, ông Trump có thể xem đó là thành công của chiến thuật gây sức ép và sẽ gia tăng áp lực.

Cùng quan điểm, giáo sư Ngô Tâm Bá của Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) nhận định Bắc Kinh đang chọn chiến lược "không vội" để duy trì thế chủ động và chờ thời điểm đàm phán thuận lợi hơn.

Điều này cho thấy Trung Quốc chưa thực sự nắm giữ ưu thế tuyệt đối, mà đang lựa chọn duy trì thế chủ động phòng thủ, đồng thời khai thác những áp lực nội bộ tại Mỹ như một yếu tố thuận lợi để củng cố vị thế trong quá trình đàm phán.

Trong bối cảnh hai bên Trung - Mỹ đều đang phải đối mặt với những giới hạn nội tại, việc kéo dài căng thẳng thương mại theo đó có thể gây tổn thất sâu rộng cho cả hai nền kinh tế lớn.

Trung Quốc tự tin thương chiến với Mỹ nhờ 5 'lá bài'

Trung Quốc được cho là đang nắm thế chủ động trong cuộc thương chiến với Mỹ lần này, khi ông Trump hiện đã ra dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa phản hồi gì tích cực cho việc đàm phán.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Sasco - một doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất, vừa ghi nhận hoạt động thoái bớt vốn từ cổ đông chiến lược lâu năm. Hai cổ đông này đều có liên quan ông Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch Sasco.

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga

Vinpearl đã ký kết Biên bản ghi nhớ với 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Nga là Anex Tourism Russia, FUN & SUN, One Click Travel và Coral Travel.

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Tình trạng khách sạn quảng cáo hạng sao sai lệch đang ngày càng phổ biến, khách du lịch cần tỉnh táo khi đặt phòng để tránh bị lừa.

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar