20/04/2024 15:41 GMT+7

Mỹ đang bị Nga, Iran 'hất cẳng' khỏi châu Phi?

Ngày 19-4, Mỹ đã đồng ý rút quân khỏi Niger sau cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell và Thủ tướng Niger Ali Lamine Zeine. Chỗ đứng của Mỹ ở châu Phi đang bị lung lay nhanh chóng.

Người Niger tham gia tuần hành yêu cầu Mỹ rút quân khỏi nước ngày hôm 13-4 - Ảnh: REUTERS

Người Niger tham gia tuần hành yêu cầu Mỹ rút quân khỏi nước ngày hôm 13-4 - Ảnh: REUTERS

Cùng ngày, một bức thư mà Hãng tin Reuters tiếp cận được cho thấy người đứng đầu lực lượng không quân Chad đã yêu cầu Mỹ tạm dừng các hoạt động tại một căn cứ không quân gần thủ đô N'Djamena.

Theo nguồn tin của Đài CNN, Chad cũng đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận Trạng thái lực lượng (SOFA) vốn quy định các quy tắc và điều kiện để quân đội Mỹ hoạt động ở nước này.

Như vậy, Mỹ đang đối diện với nguy cơ mất đi hiện diện quân sự ở một quốc gia châu Phi khác, sau khi chính quyền quân sự Niger, Mali và Burkina Faso đã chấm dứt các thỏa thuận quân sự với Mỹ và Pháp, đồng thời thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.

Mỹ mất chỗ đứng ở châu Phi

Động thái của Chad diễn ra chỉ một tháng sau khi chính quyền quân sự Niger (lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 2023) hủy bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ, ngay sau chuyến thăm của phái đoàn Mỹ.

Thỏa thuận được ký kết vào năm 2012 cho phép hơn 1.000 lính Mỹ đồn trú tại Niger.

Quân đội Mỹ vận hành căn cứ không quân 101 ở thủ đô Niamey, cùng với căn cứ không quân 201 trị giá hơn 100 triệu USD ở Agadez dùng để chỉ huy máy bay không người lái.

"Niger là trung tâm hoạt động của Mỹ ở Tây và Bắc Phi, đặc biệt là căn cứ không quân 201.

Việc có căn cứ ở khu vực Sahel là rất quan trọng đối với các hoạt động của Washington nhằm chống lại các nhóm vũ trang trong khu vực. Nhưng nó cũng ở đó để triển khai sức mạnh lớn chống lại các nước như Nga và Trung Quốc", Đài Al Jazeera nhận định.

Trong chuyến thăm của phái đoàn Mỹ đến châu Phi vào tháng 3, các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại về mối quan hệ tiềm năng của Niger với Nga và Iran.

Khi tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận, người phát ngôn quân đội Niger Amadou Abdramane đề cập đến áp lực từ Mỹ về quyền lựa chọn đối tác để hợp tác của Niger.

Ông cũng tố cáo thái độ "trịch thượng" của các nhà ngoại giao Mỹ và cho rằng Washington đã không tuân theo nghi thức ngoại giao, do Niger không được thông báo về thành phần đoàn, ngày đến và chương trình nghị sự.

Ngày 19-4, nguồn tin Reuters cho biết trong những ngày tới sẽ có các cuộc thảo luận về việc Mỹ rút quân khỏi Niger. Tuy nhiên, cả hai bên vẫn sẽ có quan hệ ngoại giao và kinh tế bất chấp những bước đi này, nguồn tin khẳng định.

Nga xích gần hơn với châu Phi

Vào tháng 12-2023, Điện Kremlin đã mở lại đại sứ quán của mình ở Burkina Faso và đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy quan hệ với chính quyền quân sự Niger, một quan chức tình báo cấp cao Mỹ nói với Đài CNN.

Các huấn luyện viên quân sự Nga trao đổi với truyền thông ở Niamey, Niger vào tháng 4 - Ảnh: CNN

Các huấn luyện viên quân sự Nga trao đổi với truyền thông ở Niamey, Niger vào tháng 4 - Ảnh: CNN

Một phái đoàn Nga đã đến thăm thủ đô Niamey vào tháng 12-2023. Vừa qua vào tháng 1, Thủ tướng Niger Ali Mahamane Lamine Zeine đã đến thăm Matxcơva để thảo luận về quan hệ quân sự và kinh tế.

Một phần hấp dẫn với Niger là Nga có thể bán vũ khí và thiết bị mà không có điều kiện về nhân quyền hay tuân thủ luật pháp quốc tế mà Mỹ yêu cầu. Với một quốc gia đang tìm kiếm nguồn cung khí tài quân sự ngay lập tức, Nga có thể bán vũ khí của cho Niger nhanh hơn nhiều so với Mỹ.

Hôm 11-4, Đài RTN của Niger đưa tin các huấn luyện viên quân sự và quân nhân Nga đã đến nước này theo thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đài này cũng cho biết Nga đã đồng ý lắp đặt hệ thống phòng không ở Niger.

Theo Đài Al Jazeera, Niger không chỉ tăng cường quan hệ quân sự với Nga mà còn với cả Iran. Vào cuối tháng 1, ông Zeine cũng đã đến thăm Iran và gặp Tổng thống Ebrahim Raisi. Sau đó, Mỹ đã cáo buộc Niger đang thực hiện thỏa thuận cung cấp uranium cho Iran. Niger là nước khai thác uranium lớn thứ bảy trên thế giới.

Pháp bắt đầu rút quân khỏi Niger từ ngày 10-10

Quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Niger từ ngày 10-10. Đây là lần thứ 4 trong vòng chưa đầy 2 năm, Pháp phải rời khỏi một thuộc địa cũ ở châu Phi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Niger Chad Nga Mỹ Châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Củng cố bạn bè truyền thống, mở ra thời cơ mới

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm đến bốn nước bạn bè truyền thống của Việt Nam khép lại sau tám ngày, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong kỷ nguyên và bối cảnh mới.

Củng cố bạn bè truyền thống, mở ra thời cơ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tối 12-5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Minsk, thủ đô Minsk (Belarus), lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Belarus.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Ông Trump lạc quan về 'sự thiết lập lại hoàn toàn', thông báo sắp điện đàm với ông Tập

Ông Trump cho rằng cuộc đàm phán Mỹ - Trung vừa qua tại Thụy Sĩ đạt hiệu quả tốt và đây là một sự 'thiết lập lại hoàn toàn' quan hệ thương mại giữa hai bên.

Ông Trump lạc quan về 'sự thiết lập lại hoàn toàn', thông báo sắp điện đàm với ông Tập

Tin tức thế giới 13-5: Nhiều tín hiệu tốt về đàm phán Nga - Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ; Ông Trump nhận quà

ICAO nói Nga chịu trách nhiệm vụ bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines; Ông Trump xem xét dự đàm phán Nga - Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin tức thế giới 13-5: Nhiều tín hiệu tốt về đàm phán Nga - Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ; Ông Trump nhận quà

Ông Duterte thắng cử thị trưởng ở Philippines dù đang bị giam tại Hà Lan, vẫn sẽ nhậm chức?

Kết quả sơ bộ cho thấy cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có số phiếu vượt xa đối thủ trong cuộc đua giành chức thị trưởng thành phố Davao, nhưng hiện chưa rõ ông sẽ nhậm chức này như thế nào.

Ông Duterte thắng cử thị trưởng ở Philippines dù đang bị giam tại Hà Lan, vẫn sẽ nhậm chức?

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar