19/10/2021 07:37 GMT+7

Mỹ công bố kế hoạch xử lý hóa chất PFA gây ung thư trong 3 năm tới

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Thường được gọi là "hóa chất vĩnh viễn", PFA có trong nước, không khí, thực phẩm, bao bì, thậm chí trong dầu gội đầu hoặc đồ trang điểm. Ngày 18-10, Mỹ công bố kế hoạch giải quyết loại hóa chất phổ biến và có khả năng gây hại này.

Mỹ công bố kế hoạch xử lý hóa chất PFA gây ung thư trong 3 năm tới - Ảnh 1.

Hóa chất vĩnh viễn PFA có trong nước, không khí, thực phẩm và bao bì như hình này minh họa - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã công bố kế hoạch ba năm nhằm đặt ra ngưỡng tối đa trong nước uống với các hóa chất được gọi là PFA.

PFA gồm hơn 4.500 hóa chất kỵ nước. Do phân hủy cực kỳ chậm, PFA có biệt danh là "hóa chất mãi mãi". Chúng có khả năng chống lại sự suy thoái sinh học và hóa học, không hòa tan trong lipit hoặc các dung môi không phân cực trong tự nhiên.

Nhờ các đặc tính này, các hóa chất PFA được sử dụng rộng rãi như chất hoạt động bề mặt với tác dụng bảo vệ bề mặt các sản phẩm. Chúng có trong bao bì thực phẩm, như hộp bánh pizza, sản phẩm tẩy rửa, sơn, vecni hoặc chất phủ. Cá sống ở nguồn nước bị ô nhiễm có thể có PFA.

Việc sản xuất và sử dụng PFA trong vô số sản phẩm tiêu dùng hằng ngày đã gây ra tình trạng ô nhiễm PFA trên diện rộng ở nhiều quốc gia.

Sau khi ăn vào, các PFA sẽ tích tụ trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu, tiếp xúc với PFA có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản, chậm phát triển ở trẻ em, tăng nguy cơ béo phì hoặc một số bệnh ung thư (tuyến tiền liệt, thận và tinh hoàn), tăng mức cholesterol hoặc thậm chí giảm phản ứng miễn dịch với một số bệnh nhiễm trùng hoặc sau khi tiêm vắc xin.

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ có kế hoạch xác định một số chất PFA nhất định là "chất độc hại" và yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp thông tin về độc tính của chúng.

Michael Regan, lãnh đạo EPA, cho biết lộ trình quản lý các chất PFA được tiếp cận từ ba hướng: tăng cường nghiên cứu về các PFA, hành động để hạn chế sự phổ biến của chúng trong môi trường và đẩy nhanh tiến độ làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm.

Tại Mỹ, hàng nghìn cộng đồng có loại hóa chất độc hại vĩnh viễn này trong nguồn nước, PFA có mặt gần 400 cơ sở quân sự. Ước tính có "hơn 200 triệu người Mỹ đang uống nước bị nhiễm PFA".

Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đã biết về những rủi ro do PFA gây ra từ ít nhất là năm 1998 nhưng đã không hành động, một nhóm hành động vì môi trường cho biết.

Tại Việt Nam, báo cáo Thông tin về PFA tại Việt Nam 2014-2018 của Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) cho thấy các hợp chất PFA tại Việt Nam phần lớn không được kiểm soát. Ô nhiễm PFAS trong nước rất phổ biến và có hiện tượng hải sản ở vùng biển Việt Nam bị nhiễm PFA.

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương

TTO - Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải đại dương, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.



HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 xâm nhập qua biên giới, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Cháu bé trong clip ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’ ở Nam Định được xuất viện

Bé trai 4 tuổi trong vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bị xe ba bánh tự chế chèn qua người đã ra viện sáng nay, chi phí điều trị được bảo hiểm y tế chi trả.

Cháu bé trong clip ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’ ở Nam Định được xuất viện

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Bé gái 10 tuổi, nặng 50kg bị sốc sốt xuất huyết nặng, gây rối loạn đông máu, tổn thương gan, suy hô hấp. Hiện sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa, số ca mắc có xu hướng tăng cao từ tháng 5 đến 11.

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Từ phản ánh của bạn đọc báo Tuổi Trẻ, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã vào cuộc xác minh và xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ mà giao cho nhân viên không đủ điều kiện thực hiện khám bệnh.

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Những người khỏe mạnh có khả năng chịu đựng tốt khi tiếp xúc với nắng nóng. Tuy nhiên, khả năng này bị suy giảm ở bệnh nhân tim mạch.

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar