18/12/2015 13:18 GMT+7

Mỹ chùn bước ở Syria vì dàn tên lửa hùng mạnh của Nga

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TTO - Các quan chức Mỹ cáo buộc Nga triển khai hàng loạt hệ thống tên lửa phòng không đến Syria để cản trở chiến dịch không kích của Mỹ chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tên lửa phòng không SA-17 của quân đội Nga - Ảnh: Global Security

Ngày 17-12, Bộ Quốc phòng Nga mời hàng loạt phóng viên quốc tế tham quan căn cứ quân sự Hmeymim của quân đội nước này ở tỉnh Latakia, Syria.

Tại đây các phóng viên được tận mắt chứng kiến máy bay ném bom Su-24 cất cánh và hệ thống tên lửa phòng không S-400 hùng mạnh.

Họ còn đặt chân lên tàu chiến Moska được trang bị tên lửa định vị ngoài khơi Địa Trung Hải.

Triển khai tên lửa dọa máy bay Mỹ

Các quan chức quốc phòng Nga khẳng định với giới phóng viên quốc tế rằng kể từ khi quân đội Nga can thiệp vào Syria theo lời đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, sức mạnh của IS và các nhóm khủng bố khác ở Syria đã bị triệt phá đáng kể. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ vẽ một bức tranh hoàn toàn khác.

Theo Bloomberg, Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ hồi đầu tháng 12, quân đội Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại SA-17 gần khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, nơi nhiều nhóm quân nổi dậy đang chiến đấu chống IS với sự hỗ trợ của máy bay Mỹ. 

Các quan chức Mỹ cáo buộc quân đội Nga triển khai radar ngắm các máy bay Mỹ, “một động thái khiêu khích nguy hiểm”.

Kết quả là Lầu Năm Góc buộc phải ngừng triển khai máy bay chiến đấu ở khu vực này, dù các máy bay không người lái vẫn hoạt động. 

Sau đó máy bay Nga bắt đầu ném bom dữ dội vào các vị trí của lực lượng quân nổi dậy được Mỹ chống lưng. Chính phủ Tổng thống Barack Obama đang bối rối tìm phương pháp đối phó.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của quân đội Nga tại căn cứ không quân ở Latakia - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gửi thông điệp phản đối tới Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp ở điện Kremlin hôm 15-12.

Người phát ngôn Bộ Chỉ huy trung ương không quân Mỹ Tim Smith xác nhận tướng John Dunford, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, cũng thảo luận vấn đề này với người đồng cấp Nga.

“Việc Nga tăng cường các hệ thống tên lửa phòng không ở Syria, bao gồm SA-17, là một bằng chứng nữa cho thấy Matxcơva và chính quyền Syria đang phá rối chiến dịch không kích của liên quân quốc tế chống IS” - ông Smith chỉ trích.

Ông nhấn mạnh tên lửa phòng không của Nga hoàn toàn không thể ngăn chặn bước tiến của IS, bởi IS không hề có không quân.

Đại úy Jeff Davis, người phát  ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết hiện quân đội Mỹ vẫn tiếp tục triển khai máy bay chiến đấu đến các khu vực IS hoạt động, bao gồm các cuộc không kích ở thị trấn Manjib và Mara thuộc miền bắc Syria. Nhưng chiến dịch không kích của Mỹ đang gặp nhiều khó khăn vì tên lửa phòng không của Nga.

Ép Thổ Nhĩ Kỳ

Một quan chức Nhà Trắng tiết lộ các lãnh đạo Mỹ đang thảo luận căng thẳng cách đối phó với chiến thuật của Nga. Chính quyền Obama có thể sẽ nối lại các cuộc không kích hỗ trợ quân nổi dậy chống IS ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng e ngại nguy cơ đụng độ với lực lượng Nga. Ở thời điểm hiện tại, dường như Mỹ đang chấp nhận việc bị Nga cản trở trên bầu trời Syria.

Các quan chức Mỹ cũng cáo buộc với việc máy bay chiến đấu Mỹ ngừng hoạt động tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đang tăng cường chiến dịch đánh bom các nhóm nổi dậy được Mỹ chống lưng tại đây.

Môt quan chức Nhà Trắng khẳng định tên lửa Nga bắn phá nhiều phương tiện thương mại di chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, và cản trở dòng cứu trợ nhân đạo từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu chiến Nga Moskva ngoài khơi Syria - Ảnh: CNN

Nhà phân tích Matthew McInnis của tổ chức American Enterprise Institute nhận định với chiến thuật này, quân đội Nga đang củng cố sức mạnh của chính quyền Assad và cản trở hoạt động của liên quân chống IS.

“Nga đang tìm cách tạo ra các khu vực mà Mỹ phải xin phép để triển khai máy bay. Nga đang làm thay đổi thế trận ở Syria” - ông McInnis nhấn mạnh.

Một số nguồn tin ngoại giao tiết lộ các quan chức phương Tây đang rất lo ngại khả năng chính quyền Mỹ nhượng bộ  Nga và chính quyền Syria đáng kể để đạt một thỏa thuận hòa bình ở Syria. Cựu đại sứ Mỹ ở Syria Robert Ford cho rằng Nga còn có mục đích khác khi mở rộng chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria, đó là gây sức ép lên Thổ Nhĩ Kỳ.

Quan hệ Nga - Thổ đổ vỡ sau vụ không quân Thổ bắn máy bay Nga. Thổ Nhĩ Kỳ rất quan tâm đến khu vực biên giới với Syria bởi nước này hỗ trợ các nhóm quân nổi dậy ở Ả Rập Sunni ở đây. “Nga đang cố siết Thổ Nhĩ Kỳ” - ông Ford nói.

 “Can thiệp vào Syria là cuộc tâp trận của Nga”

Trong cuộc họp báo marathon hôm qua 17-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề giấu giếm sự thật là ông coi chiến dịch quân sự ở Syria là “bài tập quân sự cho không quân, lực lượng phòng không và tình báo Nga”.

“Chúng ta chỉ tổ chức các chiến dịch riêng biệt, sử dụng không quân, hệ thống phòng không, tình báo. Đây không phải là gánh nặng lớn đối với ngân sách. Khó có thể tưởng tượng được một bài tập nào hiệu quả hơn dành cho quân đội. Chúng ta có thể luyện tập ở đó trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách” - ông Putin mô tả.

SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

TASS ngày 8-7 đưa tin Lầu Năm Góc xác nhận đang chuyển thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, như tuyên bố trước đó của ông Trump.

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Giao dịch nhà ở đã qua sử dụng tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng ở nhiều đô thị lớn, trong nửa đầu năm 2025.

Thị trường nhà cũ Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng, đáy khủng hoảng đã xuất hiện?

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng

Tính đến ngày 8-7, trận bão lụt tại bang Texas, Mỹ đã kéo dài 5 ngày, khiến ít nhất 104 người thiệt mạng.

Lũ lụt kinh hoàng ở Texas bước sang ngày thứ 5, hơn 104 người thiệt mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar