08/03/2020 10:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỹ - châu Âu chấp nhận 'kháng chiến trường kỳ' với COVID-19

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Với số ca nhiễm và người chết do COVID-19 tăng liên tục, giới chức y tế Mỹ, châu Âu cho rằng đã đến lúc chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ, khi các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu đã không còn hiệu quả.

Mỹ - châu Âu chấp nhận kháng chiến trường kỳ với COVID-19 - Ảnh 1.

Một người đeo khẩu trang đứng trước tháp Eiffel ở thủ đô Paris của Pháp. Pháp là một trong những quốc gia có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất ở châu Âu - Ảnh: REUTERS

Hơn 2 tháng trôi qua kể từ khi những ca nhiễm virus đầu tiên ở Trung Quốc được công bố, dịch COVID-19 đã lan đến gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến ngày 7-3. Số ca nhiễm hiện đã vượt quá 100.000, còn số người chết là hơn 3.500.

Không ai có thể nói trước khi nào dịch bệnh đạt đến đỉnh, nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh là nó sẽ xảy ra, chúng ta phải chuẩn bị.

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn

"Châu Âu phải chấp nhận thực tế"

Nhìn lại chặng đường đã qua, các chuyên gia nhận xét khi số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh ở Trung Quốc hồi tháng 1 và 2, nhiều khu vực, trong đó có Mỹ và châu Âu, đã tập trung phần lớn nguồn lực cho công tác hạn chế đi lại và xét nghiệm, nhưng chưa tính đến việc đương đầu với dịch trong trường hợp nó bùng lên.

"Khi chúng ta biết được loại virus này lây dễ dàng từ người sang người qua đường hô hấp, lẽ ra chúng ta phải nhận thấy việc ngăn chặn là bất khả thi. Vào lúc này, mọi quốc gia trên thế giới phải bắt đầu chuẩn bị đón dịch" - ông Amesh Adalja, học giả cao cấp thuộc Trung tâm Johns Hopkins về an ninh y tế (Mỹ), nhận định.

Trong lúc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) còn do dự, các đầu tàu kinh tế của châu Âu, tiêu biểu là Đức, đã xem COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Trong bài phát biểu cách đây vài ngày, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nhận định hiện tại vẫn chưa phải là đỉnh dịch, có nghĩa là giai đoạn xấu nhất vẫn còn phía trước.

"Chúng ta phải chấp nhận rằng dịch bệnh sẽ còn tiếp tục, và sẽ có thêm ca nhiễm. Không ai có thể ngăn con virus này lây lan" - báo New York Times dẫn ý kiến ông Dilek Kalayci, một lãnh đạo y tế Đức ở Berlin.

Tính đến ngày 7-3, dịch COVID-19 đã xuất hiện ở gần 30 nước châu Âu, với hơn 6.000 ca nhiễm và hơn 200 người chết. Ổ dịch lớn nhất hiện tại là Ý, nhưng các nước xung quanh như Đức, Pháp, Tây Ban Nha... cũng ghi nhận số người nhiễm tăng nhanh.

"Hiện tại, khả năng virus tiếp tục lây lan rộng là rất cao", người phát ngôn cho Thủ tướng Anh Boris Johnson dự báo. Vừa thoát ly khỏi EU nhưng Anh đã có 206 ca nhiễm COVID-19, 2 người chết (ngày 7-3). Anh và Thụy Sĩ mới ghi nhận các ca tử vong đầu tiên hôm thứ năm (5-3), còn Tây Ban Nha đã có ca tử vong thứ 8 ngày 7-3, tăng thêm 6 chỉ trong 2 ngày.

Đáng ngại nhất là ở Berlin, nhà chức trách cho biết có 13 ca nhiễm COVID-19 họ không thể truy được sự tiếp xúc với bất cứ ai trở về từ vùng dịch. Điều đó có nghĩa là virus corona chủng mới đã bắt đầu lây lan không kiểm soát trong cộng đồng tại Đức. 

Tuy nhiên, khác với Ý hoặc Thụy Sĩ, những nơi chính quyền đã cấm các sự kiện đông người, Đức yêu cầu mọi hoạt động xã hội phải được duy trì càng bình thường càng tốt.

Mỹ - châu Âu chấp nhận kháng chiến trường kỳ với COVID-19 - Ảnh 3.

Đồ họa: N.KH.

Vừa khoanh vùng, vừa giảm thiểu thiệt hại

Những dự báo về việc dịch COVID-19 sẽ đạt đến quy mô toàn cầu đã xuất hiện từ giữa tháng 2, thậm chí khi số ca nhiễm do Trung Quốc công bố bắt đầu giảm mạnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các chiến lược ngăn virus xâm nhập từ bên ngoài chỉ để kéo dài thời gian cho công tác chuẩn bị đón dịch.

"Chúng tôi dự báo lây nhiễm cộng đồng cuối cùng vẫn sẽ diễn ra ở Mỹ. Đó không còn là câu hỏi có hay không, mà là khi nào và có bao nhiêu người cần sự trợ giúp y tế" - bác sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung tâm quốc gia về miễn dịch và bệnh truyền nhiễm (thuộc CDC), công bố trước báo giới cách đây không lâu.

Theo bà Nancy, trong bối cảnh số quốc gia xảy ra tình trạng lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh, việc ngăn không để virus corona tràn qua biên giới mỗi lúc càng khó khăn hơn. Đến một thời điểm nào đó, công tác khoanh vùng dịch sẽ phải diễn ra song song với "giảm thiểu thiệt hại", hiểu nôm na là "sống chung với lũ".

Đáng chú ý vào thời điểm CDC phát cảnh báo cuối tháng 2, Mỹ chỉ có 14 ca nhiễm COVID-19 (không tính 40 người trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly ở Nhật), nhưng sự chuẩn bị có vẻ lơ là và đến ngày 6-3 nước này đã có 308 ca nhiễm, 17 người chết.

Ý thành 'ổ dịch' châu Âu với ca nhiễm COVID-19 tăng vọt, Hàn Quốc 'vỡ trận'

TTO - Số người mắc COVID-19 ở Ý tính đến sáng 29-2 đã tăng vọt lên 888 người nhiễm, 21 người chết. Trong khi chỉ một tuần trước đó, vào ngày 21-2, Ý mới có 3 người nhiễm SARS-CoV-2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả

Tổng thống Zelensky cáo buộc cuộc tập kích lớn vào Ukraine trong đêm cho thấy Nga đang cản trở lệnh ngừng bắn, trong khi ông Medvedev tố châu Âu im lặng khi Nga bị 500 drone tấn công.

Ông Zelensky tố Nga cản trở hòa bình, ông Medvedev đáp trả

Jeju Air bị chỉ trích gửi thư 'dàn xếp' khi chưa có kết luận tai nạn

Gia đình nạn nhân chỉ trích Jeju Air thúc ép thỏa thuận trước khi nguyên nhân vụ tai nạn ngày 29-12-2024 được điều tra đầy đủ, giữa lúc dư luận vẫn dậy sóng.

Jeju Air bị chỉ trích gửi thư 'dàn xếp' khi chưa có kết luận tai nạn

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên sở hữu các phương tiện quân sự đủ khả năng đe dọa lực lượng Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á, cũng như đất liền Mỹ.

Tình báo Mỹ: Triều Tiên đang có vị thế chiến lược mạnh nhất trong nhiều thập kỷ

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar