26/04/2012 08:01 GMT+7

Mỹ - Philippines diễn tập chiếm lại đảo

HƯƠNG GIANG
HƯƠNG GIANG

TT - Hàng ngàn lính Mỹ và Philippines đã đổ bộ vào đảo Palawan ngày 25-4, không xa khu vực đụng độ giữa tàu Philippines và Trung Quốc, trong đợt diễn tập chiếm lại đảo đã bị chiếm giữ.

Phóng to

Lực lượng thủy quân lục chiến Philippines đổ bộ vào bờ biển phía tây Philippines trong cuộc diễn tập tái chiếm đảo ngày 25-4 - Ảnh: Reuters

“Chúng tôi giả định một vụ đột kích vào hòn đảo đã bị một nhóm khủng bố chiếm giữ, giành lại căn cứ, giải phóng con tin và vô hiệu hóa đối phương” - AFP dẫn lời sĩ quan Rommel Abrau thuộc lực lượng đổ bộ của thủy quân lục chiến Philippines cho biết. Đây là một phần trong chương trình tập trận chung Balikatan, kéo dài từ ngày 16 đến 27-4. Trong khuôn khổ Hiệp ước phòng thủ chung Philippines - Mỹ ký kết năm 1951, hai nước sẽ diễn tập kế hoạch phòng thủ chung để chống lại bất cứ sự công kích nào nhằm vào Philippines.

Cuộc tập trận lần này diễn ra đúng vào lúc căng thẳng ở vùng tranh chấp trên biển Đông đang không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, các quan chức Philippines khẳng định cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ trước và không nhằm vào nước nào cụ thể. Trung tướng Juancho Sabban cho biết tập trận với Mỹ “chỉ đơn giản là hành động cùng nhau, cải thiện các kỹ năng”.

Tái chiếm đảo

Reuters mô tả từ các tàu của hai nước, khoảng 7.000 thủy quân lục chiến Philippines và Mỹ đã đổ bộ vào đảo Palawan. Những toán đặc công cũng tiến vào đất liền trước trên những chiếc xuồng hơi cao su để chọc thủng vòng bảo vệ của đối phương và mở đường cho biệt kích tiến vào. Chiến đấu với những khẩu súng trường, họ nhích từng chút một đến các căn cứ hải quân trên đảo, nơi con tin đang bị giam giữ.

“Chúng tôi cho rằng các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông và khu vực” - ông Nghị nói.

Trước đó vài ngày, các nhóm biệt kích cũng đã nhảy thang dây từ máy bay trực thăng Mỹ xuống thuyền để tái chiếm giàn khoan bị chiếm.“Đây là một trong những đợt tập trận tốt nhất mà tôi từng tham gia kể từ khi gia nhập lực lượng thủy quân lục chiến - trung sĩ Mỹ Matthew Milanuk nói - Thủy quân lục chiến Philippines là một lực lượng có khả năng và có thể tự mình đương đầu nếu tình huống thật diễn ra”.

Từ Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải tuyên bố: “Chúng tôi hẳn nhiên lo ngại về vấn đề biển Đông. Một số kẻ đang cố làm lẫn lộn hai vấn đề chẳng liên quan gì với nhau là chủ quyền lãnh thổ và tự do đi lại”. Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lưu Vi Dân lặp lại lời kêu gọi Manila không nên quốc tế hóa tranh chấp trên biển Đông khiến tình hình thêm phức tạp. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cũng cảnh báo các động thái gần đây của Washington tại biển Đông và nhấn mạnh Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh quân sự đến đâu là tùy thuộc kết quả ngoại giao đến mức nào. Cuối tuần trước, tờ Thời Báo Hoàn Cầu đã lớn tiếng kêu gọi chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khu vực với Philippines.

Trong một bài phân tích về tình hình biển Đông ngày 20-4, mạng tin Theatrum Belli nhận định “các sự kiện mới đây cho thấy thái độ hiếu chiến của Trung Quốc đang tăng lên, không chỉ qua những cuộc xâm lấn trên thực địa mà còn có những hành động hung hăng chống Mỹ”.

Đề cập một quan điểm ngoại giao mập mờ của Trung Quốc, mạng tin này viết: Không hài lòng với việc chiếm biển, Trung Quốc cũng đang chiếm cả không gian ngoại giao. Không ngại mâu thuẫn với chính mình, Trung Quốc đang nuôi tham vọng đôi khi thể hiện bộ mặt hòa giải và hòa bình hơn trong khi vẫn khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Trong ý đồ chính thức hóa “đường lưỡi bò”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2011 đã nói đến “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên biển Đông. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines lúc đó là Lưu Kiến Siêu đã “khuyến cáo các nước đòi hỏi chủ quyền tại biển Đông” không nên tiếp tục khai thác dầu khí tại các “vùng lãnh hải của Trung Quốc” khi chưa được phép của Bắc Kinh.

Thăm dò dầu khí

Theo báo Daily Inquirer, Công ty dầu khí Philippines Philex Petroleum ngày 24-4 tuyên bố phát hiện trữ lượng khí đốt nhiều hơn mong đợi tại giếng Sampaguita, khu vực tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Một báo cáo năm 2006 ước tính mỏ này chứa khoảng 20.000 tỉ m3. Bộ trưởng Năng lượng Philippines Jose Rene Almendras cho biết phát hiện mới sẽ thúc đẩy kế hoạch trị giá hàng triệu USD xây dựng một đường ống dẫn khí từ giếng khí đốt về Manila.

Giới quan sát nhận định dù Bắc Kinh có khẳng định chủ quyền và xem biển Đông là “của mình” thì biển Đông vẫn là lãnh hải quốc tế, thu hút sự có mặt của các nước lớn.

HƯƠNG GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan nêu khả năng điều tiêm kích

Quan hệ Thái Lan - Campuchia đột ngột bị đẩy lên tầm mức đe dọa hoạt động quân sự.

Thái Lan nêu khả năng điều tiêm kích

Nhà Trắng bị chỉ trích thổi phồng lợi ích của dự luật Big Beautiful Bill

Nhà Trắng bị chỉ trích vì đã thổi phồng những tác động kinh tế tích cực mà dự luật “Big Beautiful Bill” có thể mang lại cho người dân Mỹ.

Nhà Trắng bị chỉ trích thổi phồng lợi ích của dự luật Big Beautiful Bill

Thái Lan tố ông Hun Sen phá hoại sự ổn định và thúc đẩy thay đổi chính quyền Bangkok

Thái Lan cho rằng các phát biểu của ông Hun Sen là can thiệp nội bộ và vi phạm luật pháp quốc tế khi kêu gọi thay đổi chính quyền Bangkok.

Thái Lan tố ông Hun Sen phá hoại sự ổn định và thúc đẩy thay đổi chính quyền Bangkok

Tin tức thế giới 29-6: Thái Lan tố ông Hun Sen; Iran dự báo nối lại làm giàu uranium sớm

Thái Lan nói ông Hun Sen phạm luật khi đăng đàn kể xấu nhà Thaksin; Israel không kích phía nam Lebanon tìm diệt lãnh đạo Hezbollah.

Tin tức thế giới 29-6: Thái Lan tố ông Hun Sen; Iran dự báo nối lại làm giàu uranium sớm

Cuộc chiến Iran: Minh họa rõ ràng cho học thuyết Trump

Căng thẳng Israel - Iran và cách Mỹ từng bước can dự giải quyết đã cho thấy dáng dấp rõ hơn của học thuyết Trump về chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ mới.

Cuộc chiến Iran: Minh họa rõ ràng cho học thuyết Trump

Ukraine: Triều Tiên cử 20% lực lượng tinh nhuệ đến Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine khẳng định Bình Nhưỡng đã điều khoảng 11.000 binh sĩ 'dự bị cá nhân' tinh nhuệ của ông Kim Jong Un đến hỗ trợ Nga đánh Ukraine.

Ukraine: Triều Tiên cử 20% lực lượng tinh nhuệ đến Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar