23/03/2018 18:14 GMT+7

Muốn nghiên cứu sử Việt, hãy học thêm chữ Hán và chữ Pháp

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - 'Các sinh viên ngành sử nên học thêm chữ Hán và chữ Pháp cho giỏi, vì sử liệu Việt Nam nằm trong hai ngôn ngữ ấy rất nhiều...'

Muốn nghiên cứu sử Việt, hãy học thêm chữ Hán và chữ Pháp - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu chia sẻ như thế tại cuộc giao lưu với bạn đọc ở Hội sách TP.HCM sáng 22-3, nhân tập sách của ông vừa ra mắt.

1.

Những mảnh sử rời tập hợp các bài viết trên nhiều đề tài với chất kết dính là tư duy và cảm hứng sử học.

Sách có nội dung trải rộng qua nhiều lĩnh vực, nhiều đề tài thú vị, hấp dẫn như: Nghiên cứu về dân tộc Kinh ở Quảng Tây, Từ "Nam phương ca khúc" đến lời ca Hồ trường, Dịch thuật sử học Việt Nam trong thế giới phẳng, Nước mắm trong những mảnh sử rời, Văn hóa biển qua thuyền cổ...

Như lời tâm sự đầu sách, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho rằng những bài khảo cứu trong quyển sách này "đối với tác giả, có thể coi đây là cuộc trải nghiệm rời rạc trong quá trình tự trau dồi qua sự tiếp cận ít ỏi vấn đề trong mênh mông lịch sử".

Trải nghiệm để có cảm nghiệm về cái mênh mông lịch sử ấy không phải chuyện giản đơn.

Buổi ra mắt sách với sự tham gia của nhiều sinh viên khoa sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM kỳ thực mang hơi hướng một dịp tâm tình.

Ở đó, một nhà nghiên cứu độc lập vốn nặng lòng với sử học và sử liệu sẵn lòng trao đổi với các bạn trẻ quan tâm quanh những thắc mắc về cách đọc, dịch tài liệu sử học, cách ứng xử về việc sử dụng sử liệu Trung Quốc cho các công trình nghiên cứu lịch sử của ta...

Thật may là có nhiều bạn trẻ không ngán ngại trước những mênh mông lịch sử kia. Như một bạn trẻ cho biết bạn đang dịch lại một số đoạn của Đại Việt sử ký toàn thư, muốn hỏi thêm tác giả Phạm Hoàng Quân cách hiểu một số từ ngữ Hán cổ...

Muốn nghiên cứu sử Việt, hãy học thêm chữ Hán và chữ Pháp - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân ký tặng sách cho các bạn trẻ tại Hội sách TP.HCM lần 10 - Ảnh: L.ĐIỀN

2.

Sinh viên ngành sử nên học thêm chữ Hán và chữ Pháp?

Trò chuyện với Tuổi Trẻ bên ngoài cuộc giao lưu, PGS.TS Lê Quang Trường - trưởng bộ môn Hán Nôm ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - nói: "Trước đây mấy năm, chương trình khoa sử có dạy Hán Nôm, nhưng đến khi thay đổi chương trình còn 120 tiết thì bỏ môn Hán văn cơ sở.

Hiện nay, có ý kiến từ khoa sử muốn khôi phục bộ môn Hán Nôm. Tôi nhận thấy sinh viên ngành sử và cả ngành Hán Nôm đều không mạnh trong công tác nghiên cứu do thiếu vốn Hán Nôm.

Có thể hình dung Hán Nôm hay chữ Pháp như một phương tiện nền để sinh viên nghiên cứu sâu, không riêng ngành sử mà ngành triết hay Hán Nôm đều cần.

Nếu nói đi học thêm chữ Hán hay chữ Pháp để mai này nghiên cứu sâu thì chỉ các sinh viên yêu thích công việc nghiên cứu sẽ thu xếp để tự bồi dưỡng cho mình, chứ các sinh viên đến trường học chỉ để lấy tấm bằng thì e rằng ít ai có nhiệt tâm làm điều đó".

Dù vậy, TS Lê Quang Trường cho biết bộ môn Hán Nôm đang soạn một chương trình bồi dưỡng kiến thức Hán Nôm theo môn loại cho sinh viên ngành sử và ngành triết.

"Có thể hình dung cách dạy theo từng nội dung như: các niên đại trong lịch sử Việt Nam với bảng Hán Nôm đối chiếu với quốc ngữ, rồi các nhân danh, địa danh hoặc tên sách, tên các đầu tài liệu viết bằng chữ Hán" - ông nói.

PGS.TS Trần Đức Cường (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam):

Ý kiến khuyến khích các sinh viên ngành sử học thêm chữ Hán và chữ Pháp có ý đúng. Bởi thời phong kiến hàng nghìn năm, chữ Hán được nước ta dùng làm ngôn ngữ chính thức trong xã hội.

Vậy nên chữ Hán hiện nay vẫn được những người nghiên cứu lịch sử nước ta rất coi trọng. Bằng chứng rõ nhất là trong Viện hàn lâm Khoa học & xã hội Việt Nam có Viện nghiên cứu Hán - Nôm.

Trong thời kỳ rất dài, từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1945 nước ta bị người Pháp đô hộ, nên những tài liệu chữ Pháp về Việt Nam rất nhiều. Vậy nên sinh viên ngành sử nên học thêm chữ Hán và chữ Pháp là điều kiện cần thiết để tiếp xúc với các tư liệu lịch sử.

Nhưng không nên tuyệt đối hóa rằng không có những ngoại ngữ đó thì không nghiên cứu được lịch sử. Tất nhiên khi không biết ngoại ngữ sẽ hạn chế trong việc tiếp cận tư liệu.

V.V.TUÂN ghi

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar