08/01/2025 11:22 GMT+7

Muốn đi bộ đúng luật cũng khó vì nạn lấn chiếm lề đường

Việc xử phạt người đi bộ qua đường sai luật là cần làm nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Nhưng cơ quan chức năng cũng cần mạnh tay xử lý nạn lấn chiếm lề đường, trả lại lối đi cho người đi bộ.

Muốn đi bộ đúng luật cũng khó vì nạn lấn chiếm lề đường  - Ảnh 1.

Xe máy vẫn vô tư rẽ phải khi đèn đỏ ở ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, nhiều bạn đọc cho biết dù đèn xanh hay đèn đỏ, xe máy vẫn rẽ phải vù vù khiến người đi bộ không qua đường được.

"Tình trạng này xảy ra thường xuyên, mong cơ quan chức năng quan tâm xử lý" - một bạn đọc viết.

Bạn đọc Mạnh Quang đã gửi đến Tuổi Trẻ Online ý kiến xung quanh vấn đề trên.

Lấn chiếm lề đường buôn bán, không còn lối cho người đi bộ

Nghị định 168 tăng mức xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông, đang là vấn đề được nhiều người quan tâm những ngày qua.

Một trong những nội dung được đề cập trong nghị định trên là người đi bộ sẽ bị xử phạt nếu đi bộ không đúng nơi quy định, băng qua đường không đúng vạch.

Nhưng với không ít nơi, muốn đi bộ đúng luật cũng không hề dễ dàng gì.

Phổ biến là nạn lấn chiếm lề đường, khiến người đi bộ không còn lối nào để đi.

Như đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM), đoạn từ cầu Kênh Tẻ đến khu chung cư Sunrise City View, tình trạng các hộ kinh doanh lấn chiếm hết lề đường vẫn còn phổ biến.

Chạy từ ngoài đường nhìn vào thật sự không thể thấy lề đường đâu.

Có hộ còn "bao" luôn trạm xe buýt, một số hộ thì buổi tối đóng cọc, giăng lưới quây hàng lại mà lại quây luôn lề đường, thậm chí tràn xuống lòng đường.

Tình trạng trên cũng phổ biến ở nhiều con đường khác, không chỉ riêng tại TP.HCM.

Khi lề đường bị lấn chiếm, người đi bộ muốn đi trên lề đường cũng không còn lối đi, thậm chí phải đi xuống lòng đường, dù biết là sai quy định và nguy hiểm.

Một số ngã tư, như phía trước siêu thị Lotte Mart, quận 7 có xây dựng đảo chờ cho người đi bộ đứng chờ đèn nhưng thường bị chiếm dụng để buôn bán trà dâu, món ăn vặt vào chiều tối.

Nhiều người leo xuống lòng đường đứng chờ đèn để băng qua.

Tại các giao lộ, hình ảnh đẹp gần đây chúng ta thường thấy là nhiều xe dừng đúng vạch, xếp hàng ngay ngắn. Ở những nơi như vậy rất dễ dàng cho người dân băng sang đường, đi đúng vạch. Cả người đi bộ và đi xe máy cùng thực hiện đúng luật giao thông - những hình ảnh rất đẹp mà trước đây hiếm thấy.

Nhưng vẫn còn một số nơi, hễ có lực lượng chức năng ở đó thì trật tự, chấp hành nghiêm. Nhưng khi lực lượng chức năng vừa rời đi là một số người lại chạy lên dừng xe lấn phần vạch kẻ sang đường của người đi bộ.

Cố vượt lên trước người khác đang cùng chờ đèn đỏ cũng chẳng đi nhanh hơn được bao nhiêu, nhưng lại trở thành thói quen của không ít người.

Như trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, một số nơi dọc đường có bố trí vạch sang đường cho người đi bộ. Nhưng mỗi khi đèn đỏ thì chỉ có ô tô dừng, còn hầu hết xe máy vẫn cứ vun vút lao tới.

Còn ở những chỗ không có vạch kẻ, không có đèn tín hiệu thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự hên xui, tùy xem xe cộ và người đi bộ sang đường nhường nhau thế nào.

Tại nhiều quốc gia, thường những nơi như thế này, phía bên lề đường sẽ cắm bảng cảnh báo cùng với bóng đèn tròn, to, nhấp nháy giúp người chạy xe dễ dàng nhận thấy từ xa và chủ động giảm tốc, sẵn sàng nhường đường khi có người đi bộ băng sang.

Tất nhiên, việc sang đường đúng luật cũng cần sự tự giác, ý thức của chính bản thân người đi bộ. Việc xử phạt người đi bộ qua đường sai luật là điều cần thiết nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Nhưng thiết nghĩ cơ quan chức năng cũng cần mạnh tay xử lý tình trạng lấn chiếm lề đường, trả lại lối đi cho người đi bộ.

Đi bộ không đúng quy định, mức phạt ra sao?

Nghị định 168/2024 có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có quy định mức phạt đối với người đi bộ sai luật.

Trước đây mức phạt tại nghị định 100/2019 (sửa đổi bổ sung nghị định 123/2021) là 60.000-100.000 đồng. Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2025, nghị định 168 có hiệu lực, người đi bộ bị phạt cao gấp 2,5 lần so với trước đây.

Lấn chiếm lòng lề đường còn tái diễn, muốn đi bộ đúng luật, đâu có dễ - Ảnh 3.

Mức phạt đối với người đi bộ theo nghị định 168 - Đồ họa: VÕ TÂN

Xe máy rẽ phải vù vù khi đèn đỏ, còn quát mắng yêu cầu nhường đường

Xe máy vẫn vô tư rẽ phải khi đèn đỏ dù mức phạt đã tăng cao, gây khó cho người đi bộ khi băng qua đường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Việc tăng giá đất nông nghiệp là cần thiết để giảm áp lực tài chính khi đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhưng...

Thu tiền sử dụng đất ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar