07/04/2015 09:58 GMT+7

​Muốn con cao, cách nào?

THS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
THS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

TT - Ở nước ta nhiều bậc cha mẹ thường quan tâm việc phát triển cân nặng của con hơn chiều cao. Tuy nhiên sự phát triển chiều cao cũng quan trọng.

Chơi thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn - Ảnh: Thuận Thắng

Chiều cao tối ưu ở tuổi trưởng thành không chỉ liên quan đến tầm vóc mà còn liên quan đến sức khỏe, việc làm và thu nhập.

Nhiều nghiên cứu cho thấy người bị suy dinh dưỡng thấp còi (thiếu chiều cao so với tuổi) lúc nhỏ khi trưởng thành thường có sức chịu đựng về mặt thể lực thấp hơn; dễ mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân, béo bụng, tăng huyết áp, đái tháo đường và tim mạch hơn người có chiều cao trong giới hạn bình thường.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người này có cơ hội việc làm ít hơn và có thu nhập thấp hơn. Phát triển chiều cao ở trẻ em không đồng đều ở các giai đoạn và khả năng và kết quả phục hồi chiều cao ở những trẻ thấp còi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

1.000 ngày đầu đời - giai đoạn vàng

Giai đoạn này bao gồm từ lúc mang thai đến khi đứa trẻ được 2 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển chiều cao mạnh nhất của trẻ và cũng là giai đoạn vàng trong phục hồi chiều cao nếu trẻ bị thấp còi. Chiều cao của trẻ phải được quan tâm từ giai đoạn bào thai và thậm chí là trước giai đoạn bào thai.

Sau sinh, cha mẹ cần quan tâm theo dõi chiều cao thường xuyên cho trẻ trong giai đoạn trước 24 tháng tuổi qua bảng chiều cao chuẩn theo tuổi (xem bảng) và tìm kiếm hỗ trợ can thiệp sớm khi có vấn đề trong giai đoạn này.

Để giúp trẻ đạt sức khỏe và chiều cao tối ưu, người mẹ cần:

- Trước khi mang thai: tiêm phòng (cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu) ba tháng trước khi có thai, tăng cân nếu chỉ số khối cơ thể dưới 18,5 (lấy cân nặng chia bình phương chiều cao), điều trị các bệnh lý liên quan thiếu hụt vi chất nếu có (thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu canxi, thiếu iốt...). Cần quan tâm vấn đề thiếu vi chất hơn ở những phụ nữ chuẩn bị sinh con lần thứ hai và ba vì đã mất nhiều vi chất cho lần sinh trước.

- Trong giai đoạn mang thai: khám thai định kỳ, uống sữa thường xuyên, sử dụng muối hay gia vị có bổ sung iốt, uống thuốc bổ sung sắt liên tục, ăn nhiều rau và trái cây, ăn đa dạng thịt cá trứng để có đủ chất sắt và kẽm, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, rửa và gọt vỏ kỹ rau củ quả, uống nước sạch đun sôi để nguội, mang khẩu trang tránh khói bụi ô nhiễm, hạn chế tiếp xúc khói bếp, sử dụng gạo và ngũ cốc mới không ẩm mốc.

- Trong giai đoạn sau sinh đến trẻ 24 tháng: nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, cho ăn giặm đúng cách cả về chất lượng lẫn cách thức cho ăn (đủ bốn nhóm thực phẩm, 2-3 bữa mỗi ngày, giữ khoảng cách các bữa 3-4 giờ, thời gian cho mỗi bữa 20 phút, cho ngồi ghế ăn...), cho trẻ tắm nắng thường xuyên.

Từ 2 đến 5 tuổi - vẫn còn cơ hội

Cơ hội phục hồi chiều cao cho trẻ thấp còi ở giai đoạn này vẫn còn tuy không tối ưu bằng giai đoạn trước.

Ở giai đoạn này trẻ đã ăn chung bữa cơm gia đình, do đó cần xây dựng bữa cơm gia đình đủ chất dinh dưỡng với đầy đủ thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất cần thiết như sữa, rau củ quả, thịt cá trứng.

Ngoài các yếu tố trong chế độ ăn, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề giấc ngủ cho trẻ. Trẻ ngủ đủ giúp có đủ nội tiết tố tăng trưởng để phát triển chiều cao. Trẻ cần ngủ sớm và ngủ đủ 9-10 giờ mỗi đêm.

Tuy nhiên nếu đã qua giai đoạn này, giai đoạn trẻ học tiểu học đến tiền dậy thì các can thiệp chiều cao thường có hiệu quả không tối ưu.

Tức là việc tăng chiều cao bù thường là khó, nhưng cha mẹ vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, giấc ngủ và vận động tối ưu giúp trẻ phát triển đủ chiều cao của giai đoạn này.

Tiền dậy thì và dậy thì - cơ hội cuối cùng

Ở những trẻ đã bước qua các giai đoạn nêu trên thì tiền dậy thì và dậy thì là giai đoạn cuối cùng để can thiệp phục hồi và bắt kịp chiều cao tuy không tối ưu bằng giai đoạn 1.000 ngày đầu đời.

Giai đoạn này, ngoài các yếu tố trong chế độ ăn và giấc ngủ như nêu trên, cha mẹ cần chú ý vấn đề luyện tập thể dục thể thao cho trẻ. Vận động giúp trẻ có đủ nội tiết tố tăng trưởng giúp phát triển chiều cao tối ưu.

Bảng chiều cao chuẩn theo tuổi

 

BÉ TRAI

BÉ GÁI

Chiều cao trung bình lúc sinh

50cm

49cm

Ngưỡng cần can thiệp lúc sinh*

≤ 48cm

≤ 47cm

Chiều cao trung bình lúc 12 tháng

75,7cm

74cm

Ngưỡng cần can thiệp lúc 12 tháng*

≤ 73,4cm

≤ 71,4cm

Chiều cao trung bình lúc 24 tháng

87,8cm

86,4cm

Ngưỡng cần can thiệp lúc 24 tháng*

≤ 84,8cm

≤ 83,2cm

(*) dưới -1SD so với chuẩn (Quần thể tham khảo Tổ chức Y tế thế giới 2007)

THS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar