04/06/2021 08:10 GMT+7

Mừng và lo khi du học vào mùa

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Học kỳ mùa thu, đợt nhập học quan trọng nhất, thường chiếm đến 70% lượng sinh viên quốc tế mới ở những thị trường du học lớn, đang chứng kiến những trạng thái trái ngược nhau: người cười nụ, kẻ khóc thầm...

Mừng và lo khi du học vào mùa - Ảnh 1.

Sinh viên quốc tế trong sân trường vắng lặng của ĐH Georgetown (Mỹ) tháng 3-2021-Ảnh: Reuters

Khác với không khí ảm đạm năm ngoái khi nhiều bạn trẻ chọn ở lại Việt Nam, thị trường du học thời điểm này đang "ấm" dần lên. Tuy nhiên, cũng có nơi vẫn đóng băng, nguội lạnh.

Mỹ dần sôi động trở lại

Năm 2020, Phan Thị Anh Thy (20 tuổi, Cần Thơ) bỏ lỡ cơ hội sang Mỹ. Dù được chấp thuận vào một ĐH ở bang Oregon nhưng do dịch bệnh còn căng thẳng, Thy chưa dám xuất ngoại. Năm nay tiếp tục trúng tuyển vào ĐH San Jose City College, bang California nhưng không như lần trước, Thy sẽ chuẩn bị lên đường để kịp nhập học tháng 8.

Đáng nói, ngay chính ĐH San Jose City College cũng chủ động chào đón bạn. Thời gian qua, trường liên tục cập nhật tình hình kiểm soát dịch bệnh, thông tin tiêm vắc xin và gửi thư hứa hỗ trợ "hết mình" cho những bạn sẽ sang Mỹ kỳ này, thông qua các chương trình định hướng, đăng ký môn học, nơi ăn chốn ở... Cũng từ học kỳ tới, trường sẽ lần đầu cho rất nhiều học phần được dạy tập trung sau gần một năm buộc lòng học online.

Năm ngoái, Nguyễn Hoàng Phúc (TP.HCM) khi đang là học sinh Trường Danville Community High School ở bang Indiana (Mỹ) đã về lại Việt Nam "tránh" dịch. Ở Việt Nam, Phúc vừa phải thức đêm học từ xa do lệch múi giờ, vừa ôn tập để thi SAT chuyển tiếp lên ĐH.

Chỉ đến học kỳ mùa thu tới đây, mọi chuyện mới dần ổn định. Phúc sẽ sang lại Mỹ sau nhiều tháng gián đoạn để nhập học ĐH Cincinnati (Ohio) ngành phân tích kinh doanh. Phúc nói: "Kỳ tới chỉ phải chọn một môn học từ xa, còn lại đều được dạy tại lớp. Sau một năm học online, ai cũng muốn offline vì hiệu quả hơn".

Ông Trang Tấn Phước, thuộc Tập đoàn Navitas, đối tác của nhiều ĐH khu vực Bắc Mỹ, cho biết nhờ tích cực tiêm vắc xin, nhiều nơi ở Mỹ dần trở lại bình thường. Ngoài ra, những chính sách của chính quyền mới về du học cũng thoáng hơn trước. Đây là một số lý do chính giúp số du học sinh Việt trở lại thị trường Mỹ và Canada tăng 2 con số.

Úc: mỏi mòn chờ nhập cảnh

Trái với Mỹ, đường đến Úc của sinh viên Việt Nam còn khá xa. Đặng Quang Thiên (21 tuổi, TP.HCM) được nhận vào ĐH Macquarie (Úc) từ năm 2020 và theo kế hoạch sẽ nhập học từ tháng 10-2020. Do chính sách "đóng cửa biên giới" của nước này, Thiên cùng nhiều du học sinh "kẹt" lại trong nước cho đến nay. Không thích "du học mà học online", Thiên bảo lưu, đợi ngày đặt chân đến Úc và "học tạm" tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.

"Trong năm qua, nhiều lần có thông tin Úc sẽ cho sinh viên quốc tế sang sớm nhưng rồi cuối cùng lại không. Kế hoạch liên tục thay đổi, ai cũng sốt ruột suốt một năm rồi" - Thiên nói. Hết kiên nhẫn chờ đợi, Thiên chấp nhận bảo lưu tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và đành nhập học online ĐH Macquarie từ tháng 7-2021. Dù học từ xa còn nhiều hạn chế, Thiên buộc lòng phải lựa chọn vì không muốn dây dưa tốn thêm thời gian.

Ông Lâm Minh Khoa, đại diện ĐH Newcastle (Úc) tại Việt Nam, chia sẻ Chính phủ Úc vẫn đang cho kiểm soát chặt chẽ biên giới, đồng thời ưu tiên tiêm vắc xin cho toàn dân, cơ bản hoàn thành vào tháng 11-2021. Nếu mọi thứ theo đúng tiến độ, dự kiến phải đến đầu năm 2022 Úc mới có thể cho phép một số lượng sinh viên quốc tế nhập cảnh.

Anh: sinh viên Việt tăng 160%

Ông Nguyễn Thanh Vân, đại diện ĐH Bournemouth (Anh) tại Việt Nam, cho biết theo khảo sát, bức tranh du học đến Anh đã tươi sáng hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, số sinh viên Việt Nam đến Anh học kỳ mùa thu năm 2021 nhanh chóng phục hồi bằng 73% so với thời điểm trước dịch năm 2019. Còn nếu so với năm 2020, số học sinh sẽ nhập học học kỳ tới đây tăng gần 160%.

Khảo sát này cũng cho thấy hơn 70% các bạn đều đã sẵn sàng "xuất ngoại" từ hè này. Tiến độ tiêm vắc xin, khả năng kiểm soát dịch ở một số địa phương giúp các trường ĐH nước này như "hồi sinh". Đồng thời, chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế tiếp tục được mở rộng. Chẳng hạn sau khi cách ly tại Anh, các bạn có thể được xét nghiệm và đăng ký tiêm ngừa miễn phí.

Học ở nước thứ 3

Nhận thấy một số du học sinh có dấu hiệu chán nản vì phải ở nhà học online, nhiều trường ở Úc triển khai chương trình cho các bạn học ở nước thứ 3. Ông Lâm Minh Khoa ví dụ ĐH Newcastle hiện đang có một cơ sở ở Singapore, chuyên giảng dạy các ngành kinh doanh, truyền thông, kỹ sư.

Sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam, nếu vẫn muốn "xuất ngoại" lúc này có thể học "tạm" ở Singapore. Đến khi chính sách nhập cảnh ở Úc trở lại bình thường, những sinh viên này có thể chuyển tiếp sang Úc hoàn tất các chương trình còn lại.

Kích hoạt kỳ du học mùa xuân

TTO - Những ngày này, đồng loạt những thị trường du học lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh đều đưa ra nhiều kế hoạch chuẩn bị cho làn sóng sinh viên quốc tế trở lại vào học kỳ mùa xuân, tức từ tháng 1-2021 tới đây.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar