05/12/2008 15:21 GMT+7

Mức xử phạt khi không thi hành nghĩa vụ quân sự?

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP

TTO - * Tôi là sinh viên vừa ra trường, mới xin được việc làm sáu tháng nay. Hiện tại phường đội gửi giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự nhập ngũ năm 2009.

Nếu tôi xin hoãn không đi năm nay để ở nhà đi làm, năm sau tự nguyện đi thì hình thức xử phạt cao nhất mà Nhà nước áp dụng là như thế nào? Nếu xử phạt hành chính thì mức cao nhất bao nhiêu?

(HO TRONG BIEN)

- Tư vấn của luật sư Trịnh Văn Hiệp:

Theo quy định điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự, công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình như sau:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động

c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ

d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này

đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận

e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định

g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1

b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ

c) Một con trai của thương binh hạng 2

d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 điều này đã phục vụ từ 24 tháng trở lên.

Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, nếu bạn còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ và không thuộc trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình, bạn phải chấp hành lệnh đi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu sau khi khám sức khỏe, bạn có đủ sức khỏe để nhập ngũ và có lệnh gọi nhập ngũ thì bạn phải chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.

Nếu bạn vi phạm quy định về việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì theo điều 8 nghị định số 151/2003/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng), bạn bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi vắng mặt khi có giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi gian dối hoặc mua chuộc nhân viên y tế để làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm khoản 1 và 2 điều này còn buộc phải chấp hành các quy định về kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của hội đồng nghĩa vụ quân sự.

Nếu bạn vi phạm quy định về nhập ngũ thì theo điều 8 nghị định số 151/2003/NĐ-CP, bạn bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm quy định đã ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

2. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn quy định điều 259 về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1-5 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mìnhb) Phạm tội trong thời chiếnc) Lôi kéo người khác phạm tội

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Công ty tôi phá sản, còn nợ tiền bảo hiểm xã hội của nhân viên và giữ sổ bảo hiểm, phải làm sao?

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Đất chưa có sổ có chia thừa kế được không?

Đất khai hoang chưa có sổ, người sử dụng đất chết không để lại di chúc thì có chia thừa kế được không?

Đất chưa có sổ có chia thừa kế được không?

Không cấp dưỡng theo nghĩa vụ có bị xử lý?

Nếu những người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh, từ chối cấp dưỡng thì có bị xử lý không? Hình thức xử lý như thế nào? (Một bạn đọc)

Không cấp dưỡng theo nghĩa vụ có bị xử lý?

Cô ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu chưa thành niên, cơ nhỡ hay không?

Hai cháu tôi (gọi tôi bằng cô ruột) mồ côi, vậy tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các cháu hay không?

Cô ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu chưa thành niên, cơ nhỡ hay không?

Ủy quyền cho người khác dẫn con nhỏ đi du lịch nước ngoài thế nào?

Con tôi năm nay 13 tuổi, mùa hè này tôi muốn cho con tôi đi du lịch nước ngoài kết hợp học tập trong một tháng cùng người thân, vậy thủ tục ủy quyền như thế nào?

Ủy quyền cho người khác dẫn con nhỏ đi du lịch nước ngoài thế nào?

Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn giờ muốn cho con mảnh đất thì phải làm gì?

Cha mẹ không đăng ký kết hôn thì tặng, cho tài sản cho con phải thực hiện các thủ tục nào?

Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn giờ muốn cho con mảnh đất thì phải làm gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar