12/02/2010 15:54 GMT+7

Mùa xuân trong tranh

Theo DIÊN VỸDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần Xuân
Theo DIÊN VỸDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần Xuân

Trong sự chuyển dịch không ngừng của thời gian, mùa nào trong năm cũng có thể trở thành đối tượng sáng tác của người họa sĩ. Tuy nhiên, vượt lên ba mùa khác, mùa Xuân dường như tạo được cảm hứng đặc biệt, khơi được nguồn sáng tạo mạnh mẽ hơn đối với các họa sĩ từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.

Họ vẽ phong cảnh của mùa đẹp nhất trong năm, vẽ ngàn hoa đang đua nở trên cành, vẽ lộc non chồi biếc vừa nhú ra trên những thân cây sau những ngày đông giá rét, vẽ con người và cả muông thú đang rạo rực với tiết xuân…

Phóng to
Mùa xuân ở Giverny - Claude Monet

Có thể thấy rõ điều đó ở các tác giả thuộc trào lưu ấn tượng, mà một trong những điều tạo hứng khởi cho họ sáng tác là không gian, bởi các họa sĩ theo trào lưu chủ yếu vẽ ngoài trời. Không khí ấm áp của mùa xuân sau một mùa đông dai dẳng ngập tràn tuyết trắng, những hoa cỏ tưng bừng khoe sắc trong nắng đóng vai trò chủ đạo trong tranh ấn tượng và luôn khuyến khích người nghệ sĩ dấn thân vào cuộc phiêu lưu sắc màu.

Họ rời ngôi nhà, xưởng vẽ và lên đường với dụng cụ vẽ và những hộp màu. Cả trần gian tươi đẹp đang chờ họ ngoài kia: những cánh đồng hoa dại đang tưng bừng nở, những vườn đào rộ bông, những đôi nam thanh nữ tú đang tay trong tay dạo bước…

Trong số các họa sĩ ấn tượng Pháp thì Alfred Sisley, Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Camille Pissarro, Frederic Bazille là những người rất ưa thích vẽ phong cảnh mùa xuân. Bức Cánh đồngnhỏ vào Xuân của Sisley với một bảng màu nhẹ nhàng và đáng yêu thể hiện phong cách tạo hình của tác giả - người đã có ảnh hưởng đối với cả Monet về cách vẽ phong cảnh ngoài trời.

Nhưng không ai vẽ nhiều tranh mùa xuân như Monet. Ông miệt mài với cảnh sắc mùa xuân đến độ bất kỳ góc nhỏ nào của ngôi nhà và khu vườn đáng yêu của gia đình ông tại Giverny cũng đi vào tranh, rồi cả cuộc sống rộng lớn, mênh mông xung quanh điều được ông dùng cọ và màu để thể hiện. Camille Pissarro lại hứng thú với không gian mùa xuân của đại lộ Montmartre ở Paris. Ở đó, ông đã tạo nên những Montmartre bất tử với những hàng cây đã xanh lá và đám đông dạo chơi trong tiết trời ấm áp…

Ngay với Vincent van Gogh, dù cuộc đời với ông bi thương là vậy nhưng ông không thể cầm lòng trước cảnh sắc mùa xuân. Không chỉ có bức Mùa xuân bên sông, những bức vẽ hoa của ông cũng tràn ngập tình yêu và hy vọng vào sự cứu rỗi khi mùa xuân đến.

Phóng to
Mùa xuân - Sandro Botticelli

Mùa xuân cũng đồng nghĩa với niềm vui, hạnh phúc, hy vọng và nhất là tình yêu, nên vẽ mùa xuân cũng chính là vẽ tình yêu, vẽ lứa đôi đang yêu. Trong tác phẩm Mùa xuân của Sandro Botticelli - nhà danh họa thời Phục hưng, thần Ái tình đang giương cung ngắm bắn mũi tên tình yêu vào một chàng trai trong khi cô gái đang được thần Gió đẩy tới với nàng xuân để ngả vào vòng tay tình yêu… Mùa xuân của Botticelli cũng chính là địa đàng tình yêu, khi lứa đôi không còn sợ ăn trái cấm vì đã có Adam và Eva chịu tội ngàn đời.

Cũng vậy, Mùa xuân - tranh của Pierre Auguste Cot (họa sĩ Pháp thế kỷ XIX, theo khuynh hướng cổ điển) là một khúc ca lộng lẫy của tình yêu với đôi lứa trong cảnh sắc của thiên thai. Còn với Giuceppe Arcimboldo - họa sĩ Ý thế kỷ XVI chuyên vẽ những chân dung kết bằng hoa trái thì bức Mùa xuân của ông quả là một biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu.

Trong số các bức tranh vẽ mùa xuân của các tác giả Việt Nam, có lẽ tác phẩm Vườn xuân Trung - Nam - Bắc của Nguyễn Gia Trí là hoành tráng và tiêu biểu nhất, đặc biệt nhất vì là một bức tranh với chất liệu sơn mài truyền thống. Loạt tranh Múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm cũng tràn ngập không khí lễ hội mùa xuân đất Bắc. Cũng phải kể đến Lê Phổ với hàng trăm bức vẽ hoa xuân. Rồi hoa xuân của Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân… Riêng với Phạm Luận thì không thể thiếu cảnh sắc Hà Nội vào xuân.

“Mùa xuân còn đó, khách đa tình ơi…”.

Phóng to
Mùa xuân - Giuceppe Arcimboldo
Phóng to
Mùa xuân - Pierre Auguste Cot
Phóng to
Cánh đồng nhỏ vào xuân - Alfred Sisley
Phóng to
Múa cổ - Nguyễn Tư Nghiêm
Phóng to
Đào tết Nhật Tân - Phạm Luận
Phóng to
Đêm trừ tịch - Võ Nam (tranh sơn mài)
Theo DIÊN VỸDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần Xuân

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, nếp nhà là trái tim của gia đình, di sản từ quá khứ. Có những nếp nhà tốt đẹp cần tiếp tục giữ lại và phát triển, nhưng có những điều không còn phù hợp với thời đại thì phải can đảm thay đổi.

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar