05/08/2014 14:46 GMT+7

Mưa sao băng Perseids "đọ" với siêu trăng

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Perseids - một trong những trận mưa sao băng lớn và ấn tượng nhất trong năm, sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 12 và 13-8 tới.

Phóng to
Một vệt sao từ trận mưa sao băng Perseid được nhìn thấy ở Embudo, New Mexico hồi tháng 8-2013 - Ảnh: Mike Lewinski/AP

Các nhà khoa học cho biết vào lúc cực điểm của trận mưa sao này, người xem có thể quan sát được 50-100 vệt sao băng/giờ hoặc có thể nhiều hơn trong điều kiện quan sát tối ưu.

Tuy nhiên năm nay, do cực điểm mưa sao băng diễn ra gần thời điểm nên việc quan sát của những người yêu thích thiên văn Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, hãy tranh thủ quan sát trận mưa sao này càng sớm càng tốt, bắt đầu từ đầu tháng 8 khi Perseids chuẩn bị tới cực điểm.

Mưa sao băng Perseids, diễn ra từ ngày 17-7 đến 24-8 hàng năm và thường đạt cực điểm vào khoảng gần giữa tháng 8, là một trong những trận mưa sao băng lớn và rực rỡ nhất trong năm (cùng với Quadrantids tháng 1 và Geminids tháng 12). Trận mưa sao này có nguồn gốc từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle, có chu kỳ 133 năm.

Anh Đặng Tuấn Duy - chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), cho biết Perseids được biết đến với nhiều sao băng rất sáng (fireballs) so với các trận mưa sao băng khác của năm. Tại Việt Nam, thời gian hoạt động của trận mưa sao này là vào mùa mưa hàng năm nên thời tiết là một trở ngại lớn cho việc quan sát.

Một vệt sao băng Perseids 2012 rất sáng được chụp tại đảo Isola D’elba, Ý - Ảnh: Stefano De Rosa/ Earthsky
Bức ảnh thống kê từ NASA’s Meteoroid Environment Office cho thấy mưa sao băng Perseids luôn tạo ra rất nhiều fireball (các sao băng rất sáng) so với các trận mưa sao băng lớn khác

Một số kinh nghiệm khi quan sát mưa sao băng:

- Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng.

- Quan sát mưa sao băng là một hoạt động mà bạn chỉ cần dùng mắt thường mà thôi.

- Không cần thiết bạn phải xác định tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng này nằm ở đâu, bởi các sao băng có thể được quan sát ở bất cứ đâu trên bầu trời khi nó xuất hiện. Điều quan trọng nhất là bạn phải chờ tới khi tâm điểm này lên cao hơn so với chân trời.

- Tránh nhìn ánh sáng trực tiếp và để cho mắt có nhiều thời gian thích ứng với bóng tối, ít nhất là 20 phút trước khi bắt đầu quan sát.

- Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.

- Chỉ khi thời tiết tốt, trời quang mây và thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng. Nếu trời có nhiều mây, cũng đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường.

- Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, do đó cần kiên nhẫn khi quan sát. Ở một trận mưa sao lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau một đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 cái.

HAAC

TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar